Liên hệ web
  
NGỪA ĐỘT QUỴ

Đột quỵ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào nhưng mùa lạnh là thời điểm đột quỵ xuất hiện nhiều nhất, tăng 60% so với các mùa khác.

TRỜI TRỞ LẠNH, NGỪA ĐỘT QUỴ

Y học chuyên đề - Phòng bệnh [ 30/11/2009 | 7:11 GMT+7 ]
GiaoDucSucKhoe.net (Theo BS Nguyễn Thanh Hải - BV Cấp Cứu Trưng Vương TP. HCM - Tuổi Trẻ)

Đột quỵ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào nhưng mùa lạnh là thời điểm đột quỵ xuất hiện nhiều nhất, tăng 60% so với các mùa khác.

Đột quỵ là tình trạng suy giảm chức năng của não một cách đột ngột, do mạch máu cung cấp cho một vùng nào đó của não gặp vấn đề. Vùng não bị ảnh hưởng không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết dẫn đến bị tổn thương.
Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ ba sau bệnh tim mạch và ung thư. Tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 600.000 người mới mắc và tái phát đột quỵ, trong đó 160.000 người tử vong. Tiên lượng của đột quỵ phụ thuộc rất nhiều vào việc sơ cấp cứu và người bệnh có được điều trị sớm hay không.
Hiện nay việc điều trị ngày càng có nhiều tiến bộ, điều này giúp giảm tỉ lệ tử vong và kéo dài cuộc sống cho người bệnh, nhưng mức độ tàn phế vẫn còn là một thách thức và là gánh nặng cho gia đình, xã hội. Vì thế, theo các chuyên gia về đột quỵ, việc phòng ngừa đột quỵ vẫn là ưu tiên hàng đầu. Điều quan trọng là hơn 80% trường hợp đột quỵ có thể phòng ngừa được.
Nguyên nhân đột quỵ
Thời gian từ lúc đột quỵ xuất hiện đến khi bắt đầu điều trị là cực kỳ quan trọng (thời gian vàng), quyết định đến sự sống còn của người bệnh cũng như hạn chế tối đa tổn thương não.
Người bệnh cần được sớm đưa đến phòng cấp cứu để chụp cắt lớp sọ não. Nếu đột quỵ do thiếu máu - nguyên nhân gây ra do cục máu đông - cần cho thuốc tan cục máu. Thuốc này chỉ có hiệu quả khi được tiêm trong ba giờ đầu tiên kể từ khi triệu chứng đột quỵ xuất hiện. Nếu đột quỵ do xuất huyết - nguyên nhân do chảy máu trong não - điều trị bao gồm làm giảm huyết áp và chống phù não.
Đột quỵ do thiếu máu não cục bộ thường do cục máu đông trong tim hay mảng xơ vữa trong mạch máu trôi lên não gây tắc mạch não.
Đột quỵ do xuất huyết não xảy ra khi một mạch máu trong não bị vỡ, dẫn đến thiếu máu cho vùng não do mạch máu đó chi phối. Nguyên nhân thường gặp là cơn cao huyết áp, dị dạng mạch não bẩm sinh, rối loạn đông máu hoặc bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc chống đông.
Dấu hiệu đột quỵ
Đột quỵ thường xảy ra đột ngột với rất ít dấu hiệu báo trước. Những dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ là người bệnh đột ngột bị một hoặc các triệu chứng sau:
- Đột nhiên bị đau đầu dữ dội, choáng váng, mất tri giác, ngủ gà hoặc hôn mê.
- Gặp khó khăn trong diễn đạt hoặc hiểu người khác.
- Bị yếu đột ngột ở một phần cơ thể như mặt, tay, chân.
- Đột nhiên nhìn mờ hoặc nhìn nhòe, có thể chỉ bị ở một bên mắt.
- Tiểu tiện không tự chủ hoặc bí tiểu hoàn toàn.
Khi thấy bất cứ dấu hiệu nào như kể trên phải gọi cấp cứu ngay lập tức. Việc thăm khám và điều trị cần hết sức khẩn trương, đặc biệt trong khoảng ba giờ đầu tiên.
Sơ cứu
Đột quỵ là một tình trạng khẩn cấp, cần gọi cấp cứu 115. Trong khi chờ xe cấp cứu:
- Người nhà cần để bệnh nhân nằm yên, nới rộng quần áo, theo dõi sắc mặt, nhịp thở.
- Nếu bệnh nhân nôn, cần để đầu nghiêng sang một bên, dùng tay lấy các chất nôn từ mũi và miệng bệnh nhân.
- Nếu bệnh nhân co giật, cần để bệnh nhân nằm nghiêng. Đề phòng bệnh nhân cắn vào lưỡi bằng cách dùng khăn vải quấn quanh một chiếc đũa hay cán thìa đặt giữa hai hàm răng của bệnh nhân.
Bệnh nhân cần được đưa đến các bệnh viện có trung tâm đột quỵ (tại TP.HCM là Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương, Nhân Dân Gia Định, Nhân Dân 115).
Phòng ngừa đột quỵ
Giảm nguy cơ đột quỵ gồm:
- Kiểm soát huyết áp, giữ mức huyết áp dưới 140/90 mmHg (người đái tháo đường dưới 130/80 mmHg). Không phải ai bị tăng huyết áp cũng có dấu hiệu báo trước, có người hoàn toàn không có triệu chứng gì cho đến khi bị đột quỵ.
- Ngưng hút thuốc lá.
- Ăn thức ăn ít mỡ và kiểm tra mỡ trong máu định kỳ.
- Thường xuyên vận động, nên tập thể dục như đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Giảm cân nếu bị béo phì.
- Nếu bị đái tháo đường nên kiểm soát đường thật tốt.
Thời tiết lạnh, người bệnh tim mạch cần mặc đủ ấm khi ra ngoài, tránh thay đổi nhiệt độ quá đột ngột như từ trong nhà ra đường quá vội.
Phòng và xử trí bệnh tai biến mạch máu não
Y học chuyên đề - Phòng bệnh [ 27/10/2008 | 10:40 GMT+7 ]
GiaoDucSucKhoe.net (Theo BS. Nguyễn Hoa Bưởi - Sức Khỏe & Đời Sống)
 
Mỗi năm, tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ, ảnh hưởng hàng trăm ngàn người và để lại di chứng nghiêm trọng. Đặc biệt bệnh hay gặp ở người cao tuổi. Vậy tai biến mạch máu não là gì? Nhận biết bằng cách nào? Phải làm gì khi gặp người bị đột qụy?
 Người già nên thường xuyên kiểm tra huyết áp đề phòng tai biến mạch máu não.
Tai biến mạch máu não xảy ra khi mạch máu cung cấp ôxy và các chất dinh dưỡng cho phần mô não đó bị tắc nghẽn hay vỡ ra. Khi bệnh xảy ra bệnh nhân không cảm thấy đau đớn nhưng diễn biến đột ngột vì vậy bệnh nhân không gọi được người xung quanh giúp đỡ. Biểu hiện của đột quỵ là lú lẫn, hôn mê. Ngoài ra có thể có nhức đầu, nôn ói hoặc co giật xảy ra trên người đang làm việc bình thường.
Nguyên nhân: Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng một trong những nguyên nhân hay gặp nhất là một động mạch máu bị tắc bởi những cục máu đông được gọi là huyết khối hoặc các động mạch bị xơ vữa do trong mạch máu bị ứ đọng mỡ và dày lên dần dần làm hẹp lòng mạch, cản trở dòng chảy, đến một lúc nào đó tạo thành cục máu đông. Nếu là cục máu đông này bị kẹt lại trong não thì gọi thuyên tắc não. Cơn đột quỵ cũng có thể xảy ra khi một động mạch trong não bị vỡ ra được gọi là xuất huyết não (thường gặp ở bệnh nhân có xơ vữa mạch và tăng huyết áp).
Tai biến thường để lại di chứng nặng nề nếu không được phát hiện và điều trị đúng.
Phải làm gì khi gặp người bị đột quỵ?
- Đỡ người bệnh để không bị té ngã gây chấn thương. Để người bệnh nằm xuống chỗ thoáng, nghiêng qua một bên đầu hơi nâng nhẹ, nếu nôn ói, móc hết đờm nhớt cho bệnh nhân dễ thở. Nếu người bệnh lơ mơ: kiểm tra mạch, nhịp thở, đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng về bên không liệt, đầu nâng nhẹ. Nếu bệnh nhân hôn mê: cũng xử trí như trên, kiểm tra nếu không thấy mạch đập hoặc ngừng thở, tiến hành hô hấp mồm - mồm và ép tim ngoài lồng ngực theo tỷ lệ 1: 5.
- Không tự ý cho uống thuốc hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác.
- Không cạo gió.
- Gọi xe đưa ngay người bệnh đến bệnh viện gần nhất.
- Không để nằm chờ xem có khỏe lại không vì não người rất quan trọng và rất nhạy cảm. Do đó phải đưa người bệnh vào bệnh viện càng nhanh càng tốt để có thể cứu sống kịp thời các phần não chưa chết nhưng đang bị thiếu máu nuôi não hoặc đang bị chèn ép.
Phòng bệnh bằng cách nào?
Tai biến mạch máu não là một biến chứng nặng, cho dù điều trị tích cực cũng dễ để lại di chứng nặng nề. Vì vậy phải điều trị các nguyên nhân gây tai biến như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tránh căng thẳng thần kinh, không uống rượu bia, không hút thuốc lá; cần khám tại cơ sở y tế nếu thấy có triệu chứng đau đầu, chóng mặt, khó ở, mệt không có nguyên nhân để được phát hiện và điều trị kịp thời.
Điều cần nói là người đã bị tai biến mạch máu não sẽ có nhiều nguy cơ tái phát. Do đó phải chú ý điều trị tích cực để phòng ngừa tái phát. Cụ thể phải làm việc nhẹ nhàng vừa sức, không ăn nhiều mỡ béo, chất ngọt, đường, không ăn quá mặn, ăn nhiều rau củ quả. Điều trị tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch... Phải tăng cường tập vận động tại nhà hoặc tập vật lý trị liệu. Uống thuốc theo đơn và tái khám đúng hẹn.

Cấp cứu  bệnh tai biến mạch máu não
Chỉ với một cây kim, ta có thể cứu được mạng người.
Kính thưa quí vị, có thể quí vị đã có đọc những dòng chữ này rồi, nhưng chúng tôi muốn trích dịch ra tiếng Việt Nam và phổ biến rộng rãi, trong hy vọng có thể cứu được mạng người trong cơn nguy cấp, khi chờ đợi được các chuyên viên Y-Tế săn sóc.
Chỉ cần một ống tim thuốc (loại dùng xong rồi phế thải, bằng nhựa), hoặc một cây kim may là chúng ta có thể cứu mạng một bệnh nhân đang bị chứng tai biến mạch máu não (stroke). Việc cứu chữa thật đơn giản và dễ dàng một cách lạ lùng và hữu hiêu. Chúng ta chỉ cần vài phút để đọc tài liệu này, và các điều ghi trong tài liệu quả là những hướng dẫn tuyệt vời.
Xin quí vị ghi nhớ hoặc lưu giữ tài liệu này để sẵn sàng áp dụng, vì biết đâu, một ngày nào đó quí vị sẽ dùng đến để cứu sống mạng người.
Cô Irene Liu kể chuyện: “Cha tôi bị tê liệt và chết sau đó vì Ông là bệnh nhân của bệnh tai biến mạch máu não. Ước chi tôi biết được thủ thuật này từ trước. Khi tai biến mạch máu não xảy ra, tất cả những tia huyết quản nhỏ trong não bộ sẽ từ từ vỡ ra sau đó.”
Khi có bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, chúng ta phải giữ bình tĩnh, đừng cuống quít. Ðiều quan trọng nhất là ÐỪNG BAO GIỜ DI CHUYỂN NẠN NHÂN, bất kỳ là họ đang bị nạn ở đâu.
Vì nếu nạn nhân bị di chuyển, các tia huyết quản trong não bộ sẽ vỡ ra. Từ từ giúp bệnh nhân ngồi thẳng dậy, và chúng ta có thể bắt đầu công việc “rút máu.”
Nếu quí vị có sẵn một ống tiêm thuốc, thì tốt nhất, nếu không thì một cây kim may, hay một cây kim gút, cũng có thể giúp chúng ta được.
1- Trước hết chúng ta hãy hơ nóng kim bằng lửa(bật lửa, đèn nến) để sát trùng, rồi dùng kim để chích trên mười đầu ngón tay.
2- Chúng ta không cần tìm một huyệt đặc biệt nào cả, chỉ cần chích vào đầu ngón tay, cách móng tay độ một ly(milimetre).
3- Chích kim vào cho đến khi có máu rỉ ra.
4- Nếu máu không chảy, nên nặn đầu ngón tay cho đến khi thấy máu nhỏ giọt.
5- Khi máu đã chảy từ cả mười đầu ngón tay, thì chờ vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh dậy.
6- Nếu mồm bệnh nhân bị méo, thì chúng ta phải nắm hai (lổ) tai của bệnh nhân kéo mạnh, cho đến khi hai tai đều ửng màu đỏ.
7- Chích vào dái tai (ear lobe) hai mũi kim mỗi bên cho đến khi máu nhỏ giọt từ mỗi dái tai. Sau vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh lại. Chúng ta hãy kiên tâm chờ cho đến khi bệnh nhân hoàn toàn hồi tỉnh và không có một triệu chứng nào khác thường mới mang bệnh nhân đến bệnh viện.
Vì nếu nạn nhân được chuyên chở vào bệnh viện sớm hơn. Có thể những dằn sóc của xe cứu thương sẽ làm cho các mao quản (capillaries) trong não bộ bi vỡ ra. Nếu sau khi đó mà họ còn có thể đi đứng được, thì đúng là do phúc đức của Tổ Tiên họ. mà thôi. Cô Liu nói tiếp: “Tôi học cách cứu chữa qua cách làm xuất huyết này từ một Ðông Y tên Hà Bảo Ðịnh (Ha Bu-Ting). Ngoài ra, tôi còn có cơ hội áp dụng phương pháp này nữa.
Vì thế nên tôi khẳng định là phương pháp hữu hiệu 100%. Năm 1979, tôi đang dạy tại Ðại Học Fung-Gaap tại Ðài Trung. Một buổi trưa nọ, tôi đang giảng bài trong lớp, thì một Giáo Sư khác chạy sổ vào lớp học của tôi, vừa thở vừa nói ‘Cô Liu, đến gấp dùm, ông Giám Sự của chúng ta đang bị tai biến mạch máu não’
Tôi chạy lên lầu 3 ngay tức thì và thấy ông Giám Sự của chúng tôi là Trần Phúc Tiên, mặt mày nhợt nhạt, tiếng nói ngọng nghịu, và mồm thì méo xệch qua một bên, Ông hội đủ tất cả những triệu chứng của một người đang bị tai biến mạch máu não. Tôi bảo một người sinh viên đang thực tập tại Ðại Học, đến Dược phòng bên ngoài mua cho tôi một ống tiêm, và dùng kim tiêm để châm đầu mười ngón tay của ông Trần, cho đến khi mỗi đầu ngón tay có một giọt máu cỡ hạt đậu. Sau vài phút, mặt ông Trần đã nhuận sắc trở lại, và mắt ông cũng đã bắt đầu có thần. Nhưng mồm ông thì vẫn méo, nên tôi kéo hai tai ông cho đến khi hai tai đều đỏ vì máu đọng, rồi châm vào mỗi bên dái tai hai mũi kim để hai giọt máu tươm ra.
Chỉ nội trong vòng từ 3 đến 5 phút, mồm ông ta đã từ từ trở lại hình dạng nguyên thủy, và tiếng nói của ông cũng trở lại bình thường. Chúng tôi để ông nghỉ ngơi một lúc, rồi rót cho ông một tách nước trà nóng rồi đưa ông đi đến bệnh viện Ngụy Hoa gần đó. Ông nghỉ ngơi tại bệnh viện một đêm, rồi hôm sau lại trở về nhiệm sở làm việc. Sau đó mọi việc đều bình thường. Ông không có triệu chứng nào nguy hại sau đó. Trái lại các nạn nhân của bệnh tai biến mạch máu não thường khó trở lại bình thường, vì các tia máu trong não bộ bị vỡ trong khi xe cứu thương di chuyển họ đến bệnh viện. Kết quả là không thể làm cho họ vãn hồi lại trạng thái cũ.”
Theo các thống kê, thì hiện nay, bệnh tai biến mạch máu não là nguyên nhân giết chết người ta hàng thứ nhì. Những người may mắn thì có thể sống còn, nhưng phải mang tật nguyền suốt
đời. Ðó là một tai họa khủng khiếp có thể xảy đến cho một cá nhân. Nếu chúng ta có thể ghi nhớ phương pháp cho xuất huyết trên đây, để có thể giúp đở những nạn nhân của căn bệnh quái ác này, để áp dụng tức thời trên nạn nhân, thì chỉ trong một thời gian ngắn, bệnh nhân sẽ tỉnh lại và được phục hồi 100%.
Chúng tôi hy vọng là quí vị có thể phổ biến tài liệu này để bệnh tai biến mạch máu não không còn là một căn bệnh giết người như hiện nay nữa.
NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN DẪN ĐẾN TBMMN
1- Nguyên nhân:
- Những người bị cao huyết áp.
- Xơ vữa động mạch: Thường ở những người béo mập, những người nghiện bia, rượu, hút thuốc lá...
- Những người bị các bệnh về tim, mạch (hẹp, hở van tim, van động mạch chủ, động mạch phổi...)
2- Điều kiện (còn gọi là nguyên nhân tức thời để TBMMN dễ xảy ra)
- Tình trạng thần kinh căng thẳng (tức giận, lo âu, buồn vui quá độ...)
- Say bia, say rượu, say thuốc lá.
- Nhiễm lạnh đột ngột (khi tắm, bị gió lùa).
NHỮNG DẦU HIỆU BÁO TRƯỚC KHI BỊ TBMMN
- Nhức đầu: Đây là dấu hiệu thường có nhất, hay xuất hiện về đêm, nhức nửa đầu (thường ở bên sẽ bị tổn thương). Cơn nhức đầu có thể thoáng qua hoặc kéo dài.
- Chóng mặt, ù tai, buồn nôn, nhiều khi bị xung huyết ở vùng mặt (bầm tím).
- Rối loạn ngôn ngữ: Nói khó, nói ngọng, không hiểu lời.
- Tê bì hoặc dị cảm nửa người (bên sẽ bị liệt).
- Thoáng mất ý thức, thoáng quên, thoáng điếc, thoáng ngất.
Tất cả những dấu hiệu trên có thể chỉ thoáng qua rồi mất cho nên người bệnh không lưu ý. Nhưng có khi ngay sau đó người bệnh rơi vào tình trạng TBMMN (hôn mê).
NHỮNG TRIỆU CHỨNG CỦA TBMMN
1- Nếu nặng:
Tự nhiên bệnh nhân bị sây sẩm mặt mày rồi ngã vật ra, mê man bất tỉnh, thở khò khè. Liệt nửa người, ỉa đái dầm dề. Những trường hợp này rất nặng, dễ dẫn đến tử vong sau ít giờ.
2- Nếu nhẹ:
Bệnh nhân cảm thấy nói khó, tê bì nửa người, tay chân khó vận động và dần dần không thể chủ động được nữa, tình trạng tinh thần vẫn còn tỉnh táo. Bệnh có thể dừng ở đây rồi phục hồi dần dần. Song nhiều khi trở thành nặng như trên.
Kính mong quý vị hoan h ph biến  rng rãi đ làm phước !!!
TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
(Accidents vasculaires cérébraux - Cerebral vascular accidents)
Bệnh mạch máu não cấp cũng gọi là tai biến mạch máu não là một chứng bệnh cấp tính thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Đặc điểm lâm sàng chủ yếu của bệnh là: Phát bệnh đột ngột, hôn mê và bán thân bất toại. Bệnh có thể chia làm 2 loại: Xuất huyết não (Hémorragie cérébrale) và Nhũn não (Ramollissement cérébral). Xuất huyết não bao gồm chảy máu não và chảy máu dưới màng cứng. Nhũn não bao gồm sự hình thành huyết khối và sự tắc nghẽn mạch não. Trừ thể xuất huyết dưới màng cứng, sách Y học cổ truyền Đông phương gọi một tên chung là chứng ‘Trúng Phong’.
Đông y đã có nhận thức sớm về chứng tai biến mạch máu não. Cách đây hơn hai nghìn năm, trong sách ‘Linh Khu’ đã ghi các chứng: ‘Kích Bộc’, ‘Thiên Khô', ‘Phong Phì’, có các triệu chứng ghi như: Đột nhiên hôn bộc, một nửa người không cử động tự chủ. Và chứng ‘đại quyết’ trong sách Tố Vấn ghi vềø cơ chế bệnh là do khí huyết cùng thượng nghịch, và nói đến tiên lượng bệnh là: ‘Khí hồi phục (phản phục) được là sống, còn không phản phục được là chết. Sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược’ gọi là chứng ‘trúng phong’ và mô tả các triệu chứng của trúng phong như sau: Bán thân bất toại, miệng méo, nói khó, nặng thì bất tỉnh nhân sự. Sách vở đời nhà Đường (701 - 704) và đời Tống (973 - 1098) nhận thức về nguyên nhân bệnh là do hư tồn, các thời đại sau bổ sung thêm nhiều luận thuyết, về nguyên nhân như Lưu HàGian cho là do ‘hỏa’, Lý Đông Viên cho là do ‘khí hư’, Chu Đan Khê cho là ‘đờm nhiệt’. Các học giả sau này như Trương Cảnh Nhạc (đời nhà Minh), Diệp Thiên Sĩ (đời nhà Thanh) đều cho rằng bệnh là do ‘nội thương’, ‘tích tổn’ mà thành chứ không phải do phong tà bên ngoài xâm nhập cơ thể. Về tạng phủ mắc bệnh, các học giả Đông y đều cho rằng sách ‘Nội kinh’ viết rằng: ‘Giận dữ nhiều thì hình khí bị tuyệt mà huyết tràn lên trên’, và ‘huyết khí cùng thượng nghịch’, phía trên là chỉ về não, một trong những phủ kỳ hằng, là bể của tủy, khí của não, có liên hệ thông với thận. Không chỉ nhận định rằng bệnh do não, Đông y cũng cho rằng bệnh có liên hệ đến nhiều tạng phủ khác như Can, Thận, Tâm, Tỳ, Vị v.v...
Việc phân loại ‘trúng kinh lạc’ và 'trúng tạng phủ’ chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng: nặng nhẹ mà phân loại: Nhẹ là trúng kinh lạc, nặng là trúng tạng phủ. Triệu chứng trúng kinh lạc thường là: Chân tay tê dại, miệng méo, hoặc nói khó, bán thân bất toại nhưng không có hôn mê. Triệu chứng trúng tạng phủ thì bệnh nặng mê man hoặc hôn mê bất tỉnh các triệu chứng lâm sàng nặng hơn.
Kết hợp với nhận thức của y học hiện đại, trước tiên cần xác định là chứng trúng phong do xuất huyết não hay do nhũn não. Nếu do xuất huyết não thì dùng phép thanh nhiệt, thông phủ, bình Can, tức phong, hoạt huyết, chỉ huyết là chính. Nếu là nhũn não phép chữa chủ yếu là ích khí, hóa ứ, dưỡng âm, hoạt huyết là chính.
Đông y còn cho rằng ‘trúng phong' là chứng bệnh dẫn đầu trong 4 loại bệnh lớn nội khoa và gắn triệu chứng bệnh với các tạng phủ cùng tiên lượng bệnh như sau: ‘Miệng há, tay buông thông là tỳ tuyệt; Mắt nhắm là Can tuyệt; Hôn mê bất tỉnh, mũi phập phồng là Phế tuyệt; đái dầm là Thận tuyệt; Lưỡi ngắn không nói được là Tâm tuyệt; Nấc cụt không dứùt là Vị khí tuyệt.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy số người bị tai biến mạch máu não ở tuổi trung niên khá đông. Điều này cho thấy thể chất con người trên 40 tuổi thường chuyển từ thịnh sang suy và bệnh tai biến mạch máu não thường liên quan đến các bệnh mà người trên 40 tuổi hay mắc như xơ mỡ mạch máu, cao huyết áp, bệnh tim, tiểu đường, bệnh béo phì... mà các bệnh này thường là ‘hư chứng’ hoặc trong hư kiêm thực chứng, phù hợp với nhâïn thức của Y học cổ truyền đã ghi trong sách ‘Nội Kinh’: ‘Người ta 40 tuổi là khí âm còn một nửa, đứng ngồi yếu'.
Do đó càng thấy rõ tai biến mạch máu não là bệnh nội thương mà bản chất bệnh là hư chứng. Những tác động bên ngoài như thời tiết thay đổi đột ngột hoặc những kích động tâm thần đột ngột làm cho can phong nội động, khí huyết nghịch loạn, hoặc uống rượu nhiều, ăn nhiều chất béo mỡ gây tích trệ tại tỳ vị tích cũng hóa nhiệt cũng gây ra phong động, cho thấy bệnh bản chất là hư nhưng thường kèm phong, đờm, nhiệt, ứ là vì vậy.
Nói chung, tai biến mạch máu não thường có 2 thể bệnh: Xuất huyết não và Nhũn não có nguyên nhân và cơ chế bệnh khác nhau, triệu chứng lâm sàng có những đặc điểm riêng. Xuất huyết não thường khởi phát đột ngột, phần lớn hôn mê, bệnh cảnh lâm sàng nặng dễ dẫn đến tử vong (hôn mê càng sâu càng kéo dài tử vong càng cao). Nhũn não thường phát bệnh từ từ hơn, có những tiền triệu chứùng ít có hôn mê, tinh thần phần lớn là tỉnh táo, chỉ có liệt nửùa người, nói khó, bệnh chứng trên lâm sàng nhẹ hơn dễ hồi phục hơn. Nhưng cũng có những trường hợp nhất là những trường hợp mà huyết khí từ các nơi khác di chuyển đến não làm tắc nghẽn mạch não thì phát bệnh cũng đột ngột và cũng có nhữøng trường hợp hôn mê nặng, cần được lưu ý lúc chẩn đoán.
(Xem thêm chi tiết trong bài ‘Xuất Huyết Não’ và ‘Nhũn Não’).
Kết hợp điều trị bằng phương pháp y học hiện đại: Chủ yếu ở giai đoạn bệnh nhân hôn mê. Bệnh nhân cần được:
- Bảo đảm thông khí đường hô hấp: Hút đờm dãi, thở oxy.
- Bảo đảm đủ chất dinh dưỡng: Mỗi ngày ít nhất 1500 ca lo. Truyền dung dịch ngọt ưu trương xen kẽ với dung dịch ngọt và dung dịch mặn đẳng trương.
Theo dõi và xử trí kịp thời các biến chứng tán mạch như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim...
- Chống loét (cần thay đổi tư thếâ) và chống nhiễm khuẩn.
- Cân bằng nước, điện giải... ổn định huyết áp.
Đối với bệnh nhân không hôn mê, huyết áp ổn định, thực hiện điều trị phục hồi càng sớm càng tốt.
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm
Một Số Bài Thuốc Trị Tai Biến Mạch Máu Não: (theo sách Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn).
(1) Địa Long Đơn Sâm Thang: (Khúc Hải Nguyên, tỉnh Cát Lâm).
Công thức: Địa long 20g, Đơn sâm 30g, Xích thược 15g, Hồng hoa 15g, Sinh địa 20g, Một dược 10g, sắc nước uống.
Tác dụng: Hoạt huyết, tức phong, thông lạc. Trị trúng phong.
Gia giảm: Âm hư dương thịnh thêm Quy bản 20g, Đơn bì, Mạch môn, Huyền sâm đều 15g; Đờm thấp thịnh thêm Bán hạ 15g, Trần bì, Phục linh đều 20g.
Kết quả lâm sàng: Đã trị 32 ca, khỏi 4, có kết quả 27 ca, không hết quả 1 ca. Tỷ lệ kết quả 96%.
(2) Trúng Phong Tỉnh Thần Hợp Tễ (Triệu Kiến Kỳ, Bệnh viện số 2 trực thuộc Học viện trung y Thiên Tân).
Công thức gồm:
(1) Uất kim, Xương bồ đều 5g, theo tỷ lệ 1:1, chưng lấy nước cất thuốc đóng ống 10ml.
(2) Câu đằng, Tang ký sinh đều 20g, Hoàng cầm, Địa long đều 10g, tán bột mịn, đóng gói 15g.
(3) Bột Sừng trâu 1,5g, Ngưu hoàng nhân tạo 1,3g, tán bột thật mịn.
- Cách chế và dùng : Trước hết sắc bài số (2) 15 phút, sau cho bài (1) và (3) vào trộn đều uống, nếu nuốt khó cho vào đường mũi, mỗi ngày 3 lần sớm) trưa và tối.
Tác dụng: Bình can, tức phong, thanh tâm, khai khiếu. Trị tai biến mạch não cấp.
Gia giảm: Trường hợp sốt cao: uống Cam Lộ Thối Nhiệt Tán (Kim ngân hoa, Sinh thạch cao, Hạ khô thảo đều 20g, Chi tử 5g, tán bột mịn, đóng gói 15g/gói), cho vào sắc chung với bài số (2). Đàm nhiều, thêm bài thuốc trừ đàm (Đởm tinh 6g, Viễn chí 10g, Quất hồng 10g, tán bột thô), sắc cùng bài (2).
Kết quả lâm sàng: Trị 66 ca, kết quả tốt (tinh thần tỉnh sau 2-3 ngày, phản xạ sinh lý hồi phục, các triệu chứng chuyển biến rõ rệt). 5 ca, có kết quả (tinh thần tỉnh trong 5 ngày, các triệu chứng bệnh lý giảm nhẹ): 29 ca, có tiến bộ (tỉnh trong 5-7 ngày, triệu chứng giảm phần lớn) 23 ca, không kết quả (trên 7 ngày chưa tỉnh, các triệu chứng không có thay đổi rõ): 9 ca. Tỷ lệ có kết quả: 86,36%.
(3) Tư Thọ Giải Ngữ Thang (Lưu Tác Đào): Phòng phong 9g, Phụ phiến 6g, Thiên ma 6g, Toan táo nhân 9g, Linh dương giác (bao) 4,5g, Quế tâm (Tán bột hòa vào uống) 3g, Khương hoạt 9g, Cam thảo 3g, Huyền sâm 9g, Thạch xương bồ 6g, thêm 400ml nước, sắc còn 200ml, thêm Trúc lịch 1ml, nước cốt Gừng 1ml, trộn đều, chia làm 2 lần. Cách một giờ uống một lần.
Tác dụng: Khu phong, trừ đờm, trấn kinh, an thần, điều hoà âm dương, thông khiếu. Trị trúng phong, hàm răng nghiến chặt, không nói được.
Kết quả: Trị 3 ca, đều uống 2 thang là khỏi.
(4) Linh Liên Thang (Hà Duyệt Mai): Hoàng cầm, Bán hạ, Nam tinh (chế), Trúc nhự, Địa long đều 10g, Hoàng liên, Xuyên bối mẫu, Quất bì đều 9g, Phục linh, Chỉ thực, Ngưu tất đều 12g. Sắc uống.
Tác dụng: Táo thấp, hoá đờm, thanh nhiệt, trừ phiền, điều hoà Can Đởm. Trị trúng phong.
Gia giảm: Chân tay đau, tê dại, chất lưỡi đỏ sẫm hoặc có điểm ứ huyết: bỏ Bối mẫu, Ngưu tất, Quất bì, thêm Đan sâm, Đào nhân, Hồng hoa. Âm hư thêm Bạch thược, Sinh địa, Thạch hộc, Ngọc trúc, Huyền sâm. Táo bón thêm Qua lâu, Ma nhân. Ngủ ít thêm Táo nhân, Viễn chí, Dạgiao đằng.
Kết quả lâm sàng: Đã trị 48 ca, khỏi 25 ca (hết liệt nửa người, hết méo miệng, nói lại được, tự phục vụ được...), hồi phục tốt 19 ca, không kết quả 4 ca.
(5) Thông Mạch Sơ Lạc Phương (Trương Văn Học).
(l) Hoàng kỳ, Đơn sâm, Xuyên khung, Xích thược, chế thành dịch tiêm, truyền tĩnh mạch mỗi ngày 250ml, một liệu trình 10 ngày, nghỉ 4 ngày tiếp tục liệu trình 2.
(2) Hoàng kỳ 30g, Xuyên khung 10g, Địa long 15g, Xuyên Ngưu tất 15g, Đơn sâm 30g, Quế chi 6g, Sơn tra 30g, sắc nước uống.
Tác dụng: Ích khí, hoạt huyết, thông lạc. Trị nhũn não do huyết khối.
Gia giảm: Có rối loạn ngôn ngữ và ý thức: thuộc khí uất đàm thấp, dùng bài (1) thêm Uất kim, Xương bồ, Đơn sâm, chế thuốc chích, mỗi lần chích bắp 4ml, ngày 2 lần, nói và nuốt khó, bỏ Quế chi, thêm Đởm nam tinh 10g, Uất kim 10g; Đau đầu nhiều bỏ Quế chi thêm Cương tàm, Cúc hoa 15g ; Chóng mặt mà cơ thể mập,giảm Quế chi còn 10g, bỏ Hoàng kỳ, thêm Bạch truật, Trạch tả đều 10g, Phục linh 15g. Can dương thịnh, bỏ Quế chi, Xuyên khung, Hoàng kỳ, thêm Trân châu mẫu 30g, Sung úy tử 30g; Ăn kém, rêu lưỡi trắng dày, bỏ Quế chi thêm Bạch truật, Phục linh đều 10g, Y dĩ 20g hoặc Hoắc hương 20g, Bội lan 10g ; Nôn mửa thêm Trúc nhự 10g, Khương Bán hạ 10g ; Co giật bỏ Quế chi, thêm Bạch cương tàm 10g, Câu đằng 10g; Táo bón, miệng hôi thêm Đại hoàng 12g (cho sau).
Kết quả lâm sàng: đã trị 110 ca, khỏi (đi lại, tự săn sóc được) 52 ca (tỉ lệ 47,8%) kết quả tiến bộ tốt 36 ca (82,7%), khá 20 ca (18,2%) không kết quả 2 ca (1,8%). Tỷ lệ có kết quả 98,2%.
6) Đào Hồng Thông Mạch Phương (Hà Tiêu Tiên - Bệnh viện Tuyên Vũ, Bắc Kinh): Đào nhân, Hồng hoa, Xuyên khung, Xuyên Sơn thêm Quế chi, Địa long, Uất kim, Xương bồ đều 5g, Đương qui, Xích thược, Bạch thược đều 10g, Sinh Hoàng kỳ, Đơn sâm đều 15g, chế thành thuốc bột, hòa uống. Số thuốc trên đóng thành 1 gói, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1/4 gói. Trường hợp nặng và bệnh lâu ngày, mỗi ngày 1 gói, chia 2 - 3 lần uống.
Tác dụng: Hoạt huyết, thông mạch. Trị nhũn não giai đoạn hồi phục và di chứng.
Kết quả lâm sàng: đã trị 46 ca, hồi phục 29 ca (68,11%)), kết quả tốt 14 ca (30,4%) có tiến bộ 8 ca (6,5%), 28 ca kèm huyết áp cao sau điều trị, hơn phân nửa huyết áp trở lại bình thường.
Châm Cứu Trị Di Chứng Tai Biến Mạch Máu Não
Trong châm cứu chia làm hai thể:
+ Phong Trúng Kinh Lạc: Khứ phong, thông lạc, hoạt huyết, hòa doanh, Tư âm, tiềm dương, Trấn Can, tức phong.
Chọn các huyệt ở mặt, tay chân bên liệt để châm.
+ Vùng Mắt :Thái dương (Nk), Toàn trúc (Bq.2) xuyên Tình minh (Bq.1), Dương bạch (Đ.14) xuyên Ngư yêu (Nk), Đồng tử liêu.
+ Vùng Mũi - Nhân trung: Nghinh hương (Đtr.20), Nhân trung (Đc.26).
+ Vùng Má:Giáp xa (Vi.6), Địa thương (Vi.4),
+ Vùng Cằm: Thừa tương (Nh.24).
+ Chi Trên Liệt : Kiên ngung (Đtr.15), Kiên liêu (Ttu.14), Khúc trì (Đtr.11), Tý nhu (Đtr.14), Kiên tam châm (Kiên tiền, Kiên ngung, Kiên hậu), Hợp cốc (Đtr.4).
+ Chi Dưới Liệt : Thận du (Bq.23), Hoàn khiêu (Đ.30), Ân môn (Bq.37), Bể quan (Vi.31), Túc tam lý (Vi.36), Dương lăng tuyền (Đ.34), Tam âm giao (Ty.6), Côn lôn (Bq.60).
+ Phong Trúng Tạng Phủ
. Bế Chứng: Tức phong, thanh hỏa, tiêu đàm, tân hương khai khiếu. Châm Nhân trung (Đc.26), Thừa tương (Nh.24), Liêm tuyền (Nh.23), Thập tuyên (châm ra máu).
. Thoát Chứng: Hồi dương, hồi âm, cứu thoát, tân ôn khai khiếu. Cứu Bá hội (Đc.20),
Quan nguyên ( Nh.4), Khí hải (Nh.6), Nội quan (Tb.5), Hợp cốc (Đtr.4), Tam âm giao (Ty.6).
Phòng Tai Biến Mạch Máu Não
Thất Điều Thang (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học): Thạch quyết minh, Hoàng kỳ (sống) đều 30g, Phòng phong, Đương quy, Xích thược đều 10g, Hạ khô thảo, Tang chi đều 12g, Cam thảo 5g. Sắc uống.
Sách ‘Vệ Sinh Bảo Giám’ hướng dẫn: “Hễ tay chân có cảm giác đau nhức, mất cảm giác, di chứng trúng phong, nên cúu ‘Trung Phong Thất Huyệt’. Bệnh bên phải cứu bên trái, bệnh bên trái cứu bên phải”. Đó là các huyệt: Bá hội, Hợp cốc, Khúc trì, Phong thị, Phong trì, Thái xung và Túc tam lý.
 
 
 Hình ảnh
  
 Tìm kiếm

  
 Thông báo
  
 Lượt truy cập
  
Địa chỉ: Xã Diên Phước, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa
Điện thoại: (058) 058-3780345 Email: c2nhue.dk@khanhhoa.edu.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: Võ Quang Ân - Kỹ thuật: Lê Xuân Vỹ
Hỗ trợ kinh phí xây dựng trang Web: Hội Cha mẹ học sinh trường THCS Nguyễn Huệ
Thiết kế bởi CenIT