Liên hệ web
  
QUI ĐỊNH HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ VĂN PHÒNG

Căn cứ Qui Định chung của Đơn vị. PHT.LĐ thành lập Qui Định Sinh Hoạt Tổ Văn Phòng

 

TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ
 QUI ĐỊNH HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ VĂN PHÒNG
(Ap dụng từ năm học 2011 -2012)
--------0---------
·         Căn cứ Qui Định chung của Đơn vị. PHT.LĐ thành lập Qui Định Sinh Hoạt Tổ Văn Phòng:
A. NHIỆM VỤ CỦA CB.GV.NV HÀNH CHÍNH :
I.          Văn Thư – Thủ Quỹ:
            1. Bảo quản an toàn – khoa học các loại hồ sơ theo quy định .
            2. Phối hợp cùng với giáo viên chủ nhiệm kiểm tra hồ sơ học sinh theo kế hoạch : có đủ, thiếu, đúng quy định hay không ? để kịp thời nhắc nhỡ cá nhân, bộ phận, học sinh & gia đình bổ sung kịp thời .
            3. Cấp phát các giấy tờ biểu mẫu cho CB.GV.NV và PHHS kịp thời đúng đối tượng – có ký lưu  hồ sơ .
            4. Quản lý con dấu của trường & các đoàn thể, không giao dấu cho người khác tự đóng, không được phép mang con dấu và các loại hồ sơ quản lý ra khỏi trường .
            5. Quản lý két sắt và cấp phát tiền cho CB.GV.NV.HS đúng quy trình và lưu hồ sơ .
            6. Giải quyết việc tạm ứng đúng quy trình .
II.        Kế Toán :
            1. Là người có chuyên môn về công tác quản lý tài chính, giúp Hiệu Trưởng quản lý tài chính tài sản, hồ sơ chứng từ, thực hiện thu chi đúng quy định nhà nước .
            2. Hàng tháng phải cập nhật tài chính, tiền mặt & báo cáo PHT ( PHT trình HT ) .
            3. Mỗi năm 02 lần, tài vụ có nhiệm vụ lập báo cáo chi tiết, chính xác để công khai trước hội đồng nhà trường .
            4. Bảo quản đầy đủ và khoa học các loại chứng từ theo nguyên tắc tài chính .
            5. Mọi sự hư hao, mất mát chứng từ, tiền, tài sản những người trực tiếp ( kế toán, thủ quỹ ) phải bồi thường và chịu trách nhiệm trước pháp luật .
III.       Những GV.NV Làm Công Tác Thiết Bị – TNTH – Bộ Môn – Tin Học – Thư Viện :
            1. Quản lý, bảo trì thường xuyên tài sản do mình phụ trách .
            2. Lên lịch làm việc : Lịch cho mượn, lịch trả, lịch thực hành, chuẩn bị thực hành cùng với giáo viên để giảng dạy thí nghiệm – thực hành .
            3. Lập kế hoạch dự trù mua sắm, bổ sung thay thế những vật dụng hư hỏng hoặc tự làm thêm ĐDDH .
4. Giới thiệu sách, tài liệu mới, dụng cụ mới đến GV – HS .
5. Kho sách, phòng đọc, phòng thiết bị, thí nghiệm thực hành, bộ môn, máy vi tính phải có nội quy, có thiết bị phòng cháy, chửa cháy, sắp xếp đồ dùng, sách vở, thiết bị khoa học, ngăn nắp .
6. Thực hiện kiểm kê định định kỳ 02 lần/năm & báo cáo kịp thời, đầy đủ theo quy định .
IV.       Tổng Phụ Trách ( Quản Lý Nền Nếp – Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh ) :
            1. Là người quản lý trực tiếp học sinh ngoài lớp học, trước và sau giờ học . Xây dựng nền nếp sinh hoạt và giáo dục đạo đức học sinh .
            2. Thường xuyên phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, GV trực ban, GV bộ môn & phụ huynh học sinh để kết hợp giáo dục học sinh, đặc biệt là học sinh cá biệt .
            3. Người Tổng phụ trách nhất thiết phải am hiểu về tâm lý lứa tuổi, về nghề sư phạm; Cử
                 chỉ, nói năng phải gương mẫu, xử lý học sinh phải công bằng, bằng tình thương yêu và  trách nhiệm .
            4. Tham gia họp giao ban hàng tuần và phản ảnh kịp thời những nguyện vọng của tập thể học sinh .
 
V.       Bảo Vệ :
            1.   Là người làm nhiệm vụ bảo vệ cơ quan 24/24 giờ mỗi ngày đêm ( kể cả ngày lễ, tết,   ngày chủ nhật ) .
            2. Bảo vệ có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát người vào cơ quan ( kể cả học sinh ), bảo vệ   tài sản, bảo vệ an ninh, an toàn cơ quan .
            3. Bảo vệ làm việc theo ca, giao ca, phòng cháy chữa cháy, là lực lượng nòng cốt trong đội  tự quản .
            4. Thường xuyên liên hệ với BGH, với các cơ quan liên quan, chính quyền địa phương khi Trường có vấn đề đột xuất .
            5. Bảo vệ trực thêm giờ ngày lễ, ngày tết, ngày chủ nhật, trực đêm thì được hưởng phụ cấp   ngoài giờ theo Bộ luật Lao động .
            6. Bảo vệ làm hư hao, mất mát tài sản do BGH đã phân công phải bồi thường .
VI.       Y Tế :
1. Chăm sóc sức khỏe CB.GV.NV và Học Sinh; Công tác Bảo Hiểm Y Tế; Giáo dục thể chất;Y tế trường học; Kiểm tra vệ sinh môi trường .
2. Tổ chức khám Sức khám sức khỏe định kỳ cho Học sinh ( 01 lần/năm ở thời điểm đầu năm học ); Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh tại trường .
3.   Lập kế họach mua sắm trang thiết bị, thuốc sơ cứu . Quản lý các loại hồ sơ về y tế  học đường .
VII.     Phục Vụ :
            1. Thực hiện đầy đủ nghiêm túc, bảo đảm chất lượng công việc được Hiệu Trưởng giao .
            2. Không đi trễ về sớm; Không để việc hôm nay chuyển sang ngày mai; Phục vụ kịp thời theo
     yêu cầu của lãnh đạo .
 
B. CÁC QUI ĐỊNH CHUNG:
I.                   Thời gian làm việc trong ngày:
1.      Sáng: Từ 7h00 à 10h30; Chiều: Từ 13h30 à 16h30 ( Có con nhỏ được về sớm 15 phút ).
Riêng Ytế – Phục vụ có mặt trước đầu mỗi buổi 15 phút để thực hiện nhiệm vụ .
2.      Thời gian cao điểm như: Đầu năm; Cuối Học kỳ…..Sáng đến 11h15; Chiều đến 17h00.
3.      Được nghỉ công tác ngày thứ Bảy. (Không áp dụng đối với Bảo vệ; TPT & Y tế – Phục vụ; Thư viện ).
4.      Bảo vệ trực cổng thực hiện công tác chấm công hàng ngày.
II.        Xin nghỉ công tác: Phải theo đúng qui định hiện hành. Riêng Bảo vệ phải báo kịp thời để không xảy ra tình trạng không có người Trực bảo vệ cơ quan.
III.       Lên lịch công tác:
1.      Vào thứ Sáu hàng tuần (kể cả Bảo vệ). Tại phòng Phó Hiệu Trưởng.
2.      Nếu vì công tác đột xuất phải điều chỉnh ngay vào lịch công tác và báo cho BGH .
3.      Riêng Bảo vệ Trực theo ca để bảo đảm đơn vị có người bảo vệ 24/24h. (Xem Nhiệm vụ)
IV.       Nộp Báo cáo:
1.      Kế Toán; Văn thư; Thư viện; Thiết bị; Y tế – phục vụ : Nộp từ ngày14à 16 hàng tháng.
2.      TPT: Nộp đầu tháng.
V.        Lập kế hoạch công tác Năm – Tháng – Tuần :
            1. Mỗi bộ phận đều phải lập kế hoạch Năm – Tháng : Lập trên máy vi tính.
            Yêu cầu : Lập kế hoạch phải có đầy đủ các phần : Phương hướng và nhiệm vụ chung – Đặc điểm tình hình ( Thuận lợi, khó khăn ) – Nhiệm vụ cụ thể – Hệ thống chỉ tiêu – Biện pháp thực hiện – Lịch thực hiện từng tháng.
            2. Kế hoạch Tuần : Đã có lịch công tác.
 
C. CÁC QUI ĐỊNH VỀ NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN:
I.                   Văn Thư – Thủ Quỹ:
1.      CSVC: Trang bị tủ đựng: Hồ sơ HS; Công Văn Lưu trữ; Két Sắt. (Có dán nhãn rõ ràng).
2.      Hồ sơ Quản lý Học sinh: Gồm 11 loại
2.1.            Sổ Danh Bạ: Hoàn thành trước 31/12 hàng năm.
2.2.            Sổ Gọi tên – Ghi điểm.
2.3.            Sổ Đầu Bài.
2.4.            Học Bạ – Khai sinh – Bằng TN Tiểu Học – Phiếu Xét tuyển vào lớp 6.
2.5.            Sổ quản lý cấp phát Bằng TN – Bảng Ghi tên ghi điểm thi TN.THCS.
2.6.            Sổ theo dõi Phổ Cập GD.
2.7.            Sổ Nghị Quyết Hội Đồng (Lưu các năm).
2.8.            Sổ Chuyển đi – Chuyển đến HS. (theo mẫu qui định)
2.9.            Hồ sơ Tuyển sinh vào lớp 6 hàng năm.
2.10.        Hồ sơ xét duyệt HS Lên lớp – Thi lại hàng năm.
2.11.        Hồ sơ Khen thưởng – Kỷ luật hàng năm.
 
3.      Hồ sơ Quản lý CB.GV.NV:
3.1.            Sổ Danh Bạ CB.GV.NV. Hoàn thành trước tháng 10 hàng năm.
3.2.            Hồ sơ Chuyên môn của CB.GV.NV gồm: Phiếu Đánh giá CC + Lý lịch CM (có cập nhật Danh hiệu thi đua các năm) + Hồ sơ kiểm tra toàn diện, Chuyên đề + Phiếu điều tra Thông tin .
3.3.            Sổ Phát Lương + Tạm ứng của CB.GV.NV
 
4.      Công Văn Lưu trữ:
4.1.            Sổ Nhận Văn bản đến.
4.2.            Sổ Gửi Văn bản đi.
4.3.            Sổ Cho mượn tài liệu – Công văn. (lập theo mẫu).
4.4.            Sổ Thảo Công văn.
4.5.            Lập mẫu lưu các loại “ Giấy tờ cơ quan ” .
4.6.            Xử lý nghiệp vụ:
·         Văn bản Đến: Lập thủ tục nhập à Trình thủ trưởng à Lập thủ tục chuyển đến các bộ phận theo yêu cầu.
·         Văn bản Đi: Lập thủ tục chuyển đi theo yêu cầu.
·         Thứ Hai – Năm hàng tuần: Tiếp PHHS và giải quyết hồ sơ HS Đến – Đi……….
5. Phụ trách công tác Thủ Quỹ :
      5.1.     Mở tất cả các loại Sổ Quỹ Ngoài Ngân Sách (Như Kế Toán).
II.                Kế Toán :
1.      Hồ sơ theo qui định:
1.1.            Các Quyết Định Đến – Chuyển đi + Sổ Bảo Hiểm XH của CB.GV.NV.
1.2.            Các loại Sổ Quản lý Tài chính – Tài sản gồm:
1.2.1.      Sổ Quỹ Học Phí .
1.2.2.      Sổ Hội Phí + Đóng góp của PHHS + Hỗ trợ của Địa phương.
1.2.3.      Sổ Thu Khác của HS + Phụ Đạo + Dạy thêm + Luyện thi + Bồi Dưỡng
1.2.4.      Sổ Quỹ Lao Động gồm: KH Nhỏ + Đoàn TN + Thư viện + Nguồn khác.
1.2.5.      Sổ Quỹ Bạn Nghèo.
1.2.6.      Sổ Quỹ Công Đoàn.
1.2.7.      Sổ Quỹ Học Nghề PT.
1.2.8.      Sổ Tạm Ứng tiền mặt.
1.2.9.      Sổ 10% BHTT + 20% BH Y Tế + Nước Uống Học sinh.
1.2.10. Sổ Quỹ Phổ Cập THCS.
1.2.11. Sổ Tài sản đơn vị.
1.2.12. Hồ sơ kiểm kê tài sản hàng năm .
 
2.      Xử lý Nghiệp vụ:
2.1.            Tổ chức Thu – Chi đúng nguyên tắc tài chính. Trường hợp đặc biệt phải xin ý kiến Thủ trưởng. Không tùy tiện giải quyết.
2.2.            Cập nhật, báo cáo đầy đủ kịp thời các nguồn thu cho Thủ trưởng hàng tuần.
2.3.            Tất cả các mục Chi đều phải có ý kiến và chữ ký của Thủ Trưởng. Kể cả tạm ứng.
2.4.            Từ ngày 25 à 28 hàng tháng. Kế toán rà soát lại hồ sơ, đối chiếu với hồ sơ của Thủ quỹ, thu hồi Phiếu Chi, quyết toán và báo cáo.
 
III.             Thư Viện:
1.      Lập kế hoạch hoạt động năm – tháng ( Dựa vào kế hoạch của nhà trường ).
2.      Thành lập 1 Đội HS chuyên làm công tác thư viện hàng tuần.
3.      Tổ chức nhiều hình thức thuận lợi, phù hợp cho GV – HS Đọc - Mượn Sách; Truyện …….
3.1.            Niêm yết bằng giấy, đóng thành tập. Phân loại riêng cho GV – HS.
3.2.            Phát huy Phong trào Bạn Đọc với hình thức thích hợp .
3.3.            Một lần cho HS mượn không quá 03 bản sách. Thu hồi lại sau 1 tuần.
3.4.            HS trong đội tuyển HS.Giỏi được sử dụng sách trong suốt thời gian bồi dưỡng. Nếu có đề nghị của GV.Bộ môn.
4.      Tham mưu với BGH để được phối hợp với các bộ phận, tổ chức Thi kể chuyện – Thi sáng tác – Sưu tầm – Báo tường …… theo nghiệp vụ của thư viện : 01 - 02 lần/HK.
5.      Là thành viên trong Ban Hoạt động ngoài giờ lên lớp ; Thành viên ban văn nghệ và ban
Phòng chống Bão lụt – PCCC .
6.      Thứ Hai – Tư – Bảy hàng tuần: Giải quyết Trả – Mượn sách truyện.
7.      Có kế hoạch giới thiệu Sách với nhiều hình thức phong phú theo chủ điểm hàng tháng.
8.      Lập kế hoạch để xây dựng đạt chuẩn thư viện Tiên Tiến.
9.      Đẩy mạnh công tác xã hội hoá huy động nguồn lực tăng cường số lượng đầu sách thư viện.
10. Cập nhật đầy đủ các loại hồ sơ đúng quy định bao gồm :
            4.1. Các loại sổ đăng ký.
            4.2. Sổ cho mượn sách .
            4.3. Hồ sơ theo dõi “ Bạn đọc “ GV - HS.
            4.4. Hồ sơ kiểm kê – thanh lý tài sản 02 lần/ năm (Thời điểm 0h00 ngày 01/01 & 31/5).
            4.5. Các loại chứng từ , hoá đơn thanh toán , biên bản giao nhận .....
12.   Lập kế hoạch biên soạn thư mục hàng năm.
13.   Có kế hoạch, phương án bảo quản – kiểm tra tốt kho sách ( Chống ẩm , chống cháy
     chống tác hại sinh học , thường xuyên lau chùi , quét dọn sạch sẽ , khô ráo ).
14. Lập kế hoạch dự trù mua sắm sách hàng năm theo nhu cầu của các Tổ bộ môn .
 
 
IV.             Tổng Phụ Trách:
1.      Là thành viên của Ban Lao động – Ban giáo dục thể chất và Y Tế trường học ( cấp cứu, chuyển viện khi cần thiết ) .
2.      Lập kế hoạch triển khai 05 Chương trình hoạt động của Đội TN.TP.HCM ( Theo kế hoạch Liên tịch giữa Huyện Đoàn và Ngành Giáo dục Diên Khánh ) .
3.      Chịu trách nhiệm về sự chỉ đạo hoạt động của BGH và Đoàn TN.CS.HCM.
4.      Tham mưu với BGH để được phối hợp với các bộ phận hoặc các tổ chức Đoàn thể trong và ngoài nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Đội.
5.      Thành lập Đội Sao Đỏ, tổ chức tập huấn để làm nhiệm vụ trực theo dõi thi đua trong HS – Các lớp theo tiêu chuẩn được xây dựng.
6.      Dự họp với GV Trực và Đội Sao Đỏ vào thứ năm hàng tuần.
7.      Là Uy viên trong các Hội đồng xét duyệt 2 mặt GD - Xét Khen thưởng – Kỷ luật HS – Xét cấp Học Bổng cho HS Ưu tú - Danh hiệu CN.Bác Hồ và các Danh hiệu khác của Đội.
8.      Tập hợp danh sách HS gặp khó khăn qua đề xuất của GVCN, tìm hiểu thực tế để tham mưu cho BGH giải quyết kịp thời.
 
V.        Thiết Bị – ĐDDH :
1.   Lập kế hoạch giới thiệu danh mục ĐDDH niêm yết.
2.   Thành lập 1 Đội HS chuyên làm công tác thiết bị hàng tuần.
3.   Tổ chức cho mượn với nhiều hình thức phù hợp và khoa học.
4.   Cập nhật đầy đủ các loại hồ sơ đúng quy định bao gồm :
            4.1. Sổ tài sản thiết bị giáo dục.
            4.2. Sổ cho mượn thiết bị dạy học.
            4.3. Sổ theo dõi sử dụng thiết bị giáo dục.
            4.4. Hồ sơ kiểm kê – thanh lý tài sản 02 lần/ năm ( Thời điểm 01/01 & 31/5 ) .      4.5. Các loại chứng từ , hoá đơn thanh toán , biên bản giao nhận .....
5.   Lập kế hoạch dự trù mua sắm thiết bị – ĐDDH hàng năm theo nhu cầu của các Tổ bộ môn.
6.   Lập kế hoạch tổ chức thi ĐDDH tự làm cho các Tổ bộ môn : 01 lần/năm ( đầu HKII ).
7.   Có kế hoạch, phương án bảo quản – kiểm tra tốt thiết bị ĐDDH ( Chống ẩm , chống cháy , chống tác hại sinh học , thường xuyên lau chùi sạch sẽ , khô ráo ).
8.   Thường xuyên dự giờ để nắm bắt việc sử dụng ĐDDH trên lớp đều khắp các bộ môn.
9.   Phụ trách trực tiếp , quản lý, sử dụng phòng thí nghiệm – thực hành Hoá Sinh.
10. Là thành viên trong Tổ kỹ thuật có trách nhiệm thực hiện tốt việc lắp đặt hệ thống trang thiết bị âm thanh, ánh sáng ..... cho tất cả các buổi lễ, sinh hoạt , hội họp của nhà trường.
11. Có kế hoạch sửa chữa và phục hồi các thiết bị giáo dục đã xuống cấp qua sử dụng hoặc kém chất lượng.
12. Lập kế hoạch tham mưu BGH tổ chức tập huấn, trao đổi kinh nghiệm sử dụng thiết bị giáo dục : 01lần/HK.
13. Lập phương án theo dõi đánh giá việc sử dụng ĐDDH trên lớp của giáo viên bộ môn .
14. Thực hiện nghiêm túc quy định về phòng bộ môn theo CV số 37/2008/QĐ-BGD-ĐT Ngày 16 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo .
 
 
 
VI.       Bảo Vệ:
1.      Là một thành viên trong Ban Lao động. Ban GDTC và Ban YTTH (Xử lý cấp cứu, chuyển viện khi cần thiết ) .
2.      Bảo quản toàn bộ tài sản trong khuôn viên trường học. Đóng, mở cổng đúng giờ.
3.      Thường xuyên kiểm tra CSVC – Khu vực để xe. Nếu phát hiện tồn tại ( hư hỏng nhỏ, HS viết vẽ bậy, đổ rác sai qui định, đi xe đạp trong trường….) phải xử lý ngay. Nếu phát hiện mất tài sản hoặc hư hỏng lớn phải báo cáo ngay cho BGH.
4.      Bảo vệ ANTT trường học; Bảo vệ tính mệnh HS – GV. Khi có hiện tượng gây rối mất trật tự, có người sử dụng hung khí, phải kịp thời ngăn chặn, tạm giữ (người hoặc hung khí). Cần thiết phải liên hệ ngay với địa phương hoặc CSCĐ 113 để được giải quyết kịp thời.
5.      Phải có Sổ công tác để ghi kế hoạch, nội dung các cuộc họp.
6.      Làm công tác Nhà Vệ Sinh, VSMT – Chăm sóc hệ thống cảnh quan, cây cảnh – Trực bảo vệ ngày chủ nhật – Trực đêm theo hợp đồng.
7.      Quản lý và xử lý tình hình ra vào cổng theo từng buổi học bao gồm các việc:
7.1.            Đóng, mở cổng và hướng dẫn người ra vào liên hệ công việc; Chuyển thông báo.
7.2.            Đánh trống điểm giờ học và sinh hoạt.
8.3.     Kiểm tra và xử lý HS ra vào cổng đúng tác phong quy định.
7.3.            Phối hợp xử lý, phản ánh tình hình HS thực hiện nề nếp nội quy cho TPT.
8.      Thời gian Trực và công tác theo ca của 2 Bảo vệ từ thứ Hai đến hết ngàyThứ bảy là:
·         Trực ca Sáng : Từ 7h00 à 12h30 .
·         Trực ca Chiều: Từ 12h00 à 18h00 .
·         Sau 01 ngày thì 2 Bảo vệ đổi lại ca Trực.
·         Trực đêm thực hiện theo hợp đồng : Từ 18h00 --> 6h00 ngày hôm sau.
 
VII.     Y Tế :     ( Áp dụng quy định, kèm ban hành quyết định số: 73/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng, Bộ giáo dục Đào tạo và CV số 1164/SGD&ĐT-GDTH hướng dẫn thực hiện công tác y tế trường học năm 2008-2009 ngày 10 tháng 9 năm 2008 của Sở Giáo dục & Đào tạo, Hướng dẫn kế hoạch thực hiện của Phòng GD & ĐT Diên Khánh hàng năm ) .
      1.   Quản lý và chăm sóc sức khỏe trong nhà trường cụ thể :
                  1.1. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ và phân lọai sức khỏe cho học sinh 01 lần/ năm vào  đầu năm học ( Lập kế hoạch trình lãnh đạo phòng và phòng y tế Huyện đầu năm ).
                  1.2. Quản lý và lưu hồ sơ theo dõi sức khỏe của học sinh ( phối hợp báo gia đình PHHS đối  với học sinh có sức khỏe lọai 3 .
                  1.3.   Lập dự trù mua, bảo quản và cấp thuốc theo quy định .
                  1.4.   Sơ cứu, cấp cứu ban đầu, chăm sóc sức khỏe ban đầu theo quy định của Bộ y tế, chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế trong những trường hợp cần thiết ( Trường chi trả  xăng , xe ) .
            2.   Tuyên truyền, giáo dục , tư vấn các vấn đề liên quan đến sức khỏe cho Học sinh & CB.GV.CNV nhà trường và cha mẹ học sinh; Vận động học sinh tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện.
3.      Tổ chức theo dõi thực hiện vệ sinh học đường, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh,bệnh tật học đường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống HIV-AIDS, các bệnh xã hội và thực hiện các họat động khác về ytế trường học ( phối hợp với ban họat động ngòai giờ lên lớp, tổ chức dưới hình thức báo cáo chuyên đề,
                   các việc làm cụ thể ).
            4.   Phối hợp tốt các cơ sở y tế, các đơn vị liên quan tại địa phương, các đơn vị, tổ chức, đoàn  thể trong trường triển khai thực hiện các hoạt động y tế trường học và các họat động y tế khác xây dựng môi trường, trường học lành mạnh, an tòan .
            5.   Tổ chức thực hiện sự chỉ đạo của ngành y tế địa phương về chuyên môn nghiệp vụ như :tuyên truyền, vệ sinh phòng dịch bệnh, công tác tiêm phòng ...
6.   Báo cáo kết quả công tác y tế trường học theo quy định ( Hàng tháng – HK – Cuối năm ) .
7.   Là thành viên của Ban GDTC và YTTH, có chức năng tham mưu nhà trường xây dựng kế   hoạch chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác YTTH .
 
VIII.    Phục Vụ :
            1.   Đóng, mở cửa các phòng làm việc của Hiệu Trưởng, các Phó Hiệu Trưởng; Phòng hội đồng của giáo viên; Phòng y tế; Phòng hội trường ( Khi có tổ chức hội họp ) .
2.   Vệ sinh các phòng làm việc của CB.GV.NV; Phục vụ nước uống cho CB.GV.NV; Chuẩn bị CSVC cho các Sinh hoạt – Hội họp – Hội nghị – Đại Hội – Ngày Lễ trong nhà trường .
            3.   Bảo quản : lau chùi cửa kính, quét dọn, chùi rửa ly tách các phòng nêu trên .
            4.   Nấu nước (ấm điện ) cho vào bình thủy đầu giờ các buổi ở phòng Hiệu Trưởng & Phòng
                  Phó Hiệu Trưởng CSVC ; kiểm tra bổ sung nước bình tinh khiết ở phòng Phó Hiệu Trưởng Chuyên môn và phòng Hội đồng Giáo viên .
            5.   Phục vụ trà nước cho đại biểu ở các kỳ tổ chức sinh hoạt, hội họp, các ngày lễ ..... và tiếp  khách khi cần thiết có yêu cầu của lãnh đạo .
            6.   Đề xuất kịp thời cho lãnh đạo những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện nhiệm vụ .
 
 
 
 
 
Duyệt của Hiệu Trưởng                                  Phó Hiệu Trưởng
 
 
 
                  Phạm Văn Lang                                              Lê Đình Quốc
 
 
 
 
    
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ
 QUI ĐỊNH BỔ SUNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ HÀNH CHÍNH
(Ap dụng từ năm học 2011 - 2012)
 
@ Đối Với Nhân Viên Y tế – Phục Vụ :
            I/ Công Tác Y Tế:
                        1. Nhiệm Vụ : Chăm sóc sức khỏe CB.GV.CNV và Học Sinh; Công tác Bảo Hiểm Y
Tế; Hội chữ thập đỏ; Kiểm tra Vệ sinh môi trường; Tổ chức khám Sức khám sức khỏe định kỳ cho Học sinh ( 01 lần/năm ở thời điểm đầu năm học ). Lập kế họach mua sắm trang thiết bị, thuốc sơ cứu . Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Học sinh . Quản lý các lọai hồ sơ vế y tế học đường .
2. Nghiệp vụ chuyên môn Ytế : ( Áp dụng quy định, kèm ban hành quyết định số: 73/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng, Bộ giáo dục Đào tạo ) .
                                    a/ Quản lý và chăm sóc sức khỏe trong nhà trường cụ thể :
            - Tổ chức khám sức khỏe định kỳ và phân lọai sức khỏe cho học sinh 01 lần/ năm vào đầu
             năm học ( Lập kế hoạch trình lãnh đạo phòng và phòng y tế Huyện đầu năm ).
            - Quản lý và lưu hồ sơ theo dõi sức khỏe của học sinh ( phối hợp báo gia đình PHHS đối với
             học sinh có sức khỏe lọai 3 .
            - Lập dự trù mua, bảo quản và cấp thuốc theo quy định .
            - Sơ cứu, cấp cứu ban đầu, chăm sóc sức khỏe ban đầu theo quy định của Bộ y tế, chuyển bệnh
             nhân đến cơ sở y tế trong những trường hợp cần thiết ( Trường chi trả xăng , xe ) .
                                    b/ Tuyên truyền, giáo dục , tư vấn các vấn đề liên quan đến sức khỏe cho Học
 sinh & CB.GV.CNV nhà trường và cha mẹ học sinh; Vận động học sinh tham gia Bảo hiểm y
 tế tự nguyện.
                                    c/ Tổ chức thực hiện vệ sinh học đường, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch
              bệnh, bệnh tật học đường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống tai nạn thương
              tích, phòng chống HIV-AIDS, các bệnh xã hội và thực hiện các họat động khác về ytế trường
              học ( phối hợp với ban họat động ngòai giờ lên lớp, tổ chức dưới hình thức báo cáo chuyên
              đề, các việc làm cụ thể ).
                                    d/ Phối hợp tốt các cơ sở y tế, các đơn vị liên quan tại địa phương, các đơn vị, tổ
 chức, đoàn thể trong trường triển khai thực hiện các hoạt động y tế trường học và các họat
 động y tế khác xây dựng môi trường, trường học lành mạnh, an tòan .
                                    đ/ Tổ chức thực hiện sự chỉ đạo của ngành y tế địa phương về chuyên môn
             nghiệp vụ như : tuyên truyền, vệ sinh phòng dịch bệnh, công tác tiêm phòng ...
                                    e/ Báo cáo kết quả công tác y tế trường học theo quy định ( Hàng tháng – HK –
 Cuối năm ) .
                         3. Tổ chức – CSVC :
            - Cán Bộ y tế được biên chế sinh hoạt Tổ Hành chính – quản trị .
            - Phòng làm việc : phòng y tế với diện tích 13,2m2 – vệ sinh – thuận tiện cấp cứu ban đầu .
            - Trang thiết bị gồm :+ 02 tủ thuốc đủ cơ số thuốc quy định Bộ y tế . Có quản lý, kiểm tra &
             đối chiếu, nhập thuốc theo quy định .
                                                + Trang bị đủ trang thiết bị chuyên môn thiết yếu như : ống nghe, nẹp
             cân sức khỏe, giường khám lưu bệnh nhân ....
                                                + Bàn ghế làm việc, tủ, thiết bị bảo hộ làm việc .
            - Kinh phí : từ nguồn nghân sách & 20% BHYT tự nguyện của học sinh để lại trường .
 
            II/ Công Tác Phục Vụ :
                        1. Nhiệm vụ : Thực hiện đầy đủ nghiêm túc, bảo đảm chất lượng công việc được
           Hiệu Trưởng giao; Không đi trễ về sớm; Không để việc hôm nay chuyển sang ngày mai; Phục
            vụ kịp thời theo yêu cầu của lãnh đạo .
                        2. Nghiệp vụ họat động :
            - Đóng, mở cửa các phòng làm việc của Hiệu Trưởng, các Phó Hiệu Trưởng; Phòng hội đồng
             của giáo viên; Phòng y tế; Phòng hội trường ( Khi có tổ chức hội họp ) .
- Vệ sinh các phòng làm việc của CB.GV.NV; Phục vụ nước uống cho CB.GV.NV; Chuẩn bị
   CSVC cho các Sinh hoạt – Hội họp – Hội nghị – Đại Hội – Ngày Lễ trong nhà trường .
            - Bảo quản : lau chùi cửa kính, quét dọn, chùi rửa ly tách các phòng nêu trên .
            - Nấu nước (ấm điện ) cho vào bình thủy đầu giờ các buổi ở phòng Hiệu Trưởng & Phòng Phó
               Hiệu Trưởng CSVC ; kiểm tra bổ sung nước bình tinh khiết ở phòng Phó Hiệu Trưởng
               Chuyên môn và phòng Hội đồng Giáo viên .
            - Phục vụ trà nước cho đại biểu ở các kỳ tổ chức sinh hoạt, hội họp, các ngày lễ ..... và tiếp
               khách khi cần thiết có yêu cầu của lãnh đạo .
            - Đề xuất kịp thời cho lãnh đạo những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện nhiệm vụ .
 
            DUYỆT HIỆU TRƯỞNG                           Diên Phước, ngày 21 tháng 9 năm 2011 .
                                                                                                   PHÓ HIỆU TRƯỞNG
 
 
 
                PHẠM VĂN LANG                                                    LÊ ĐÌNH QUỐC
 

 
 Hình ảnh
  
 Tìm kiếm

  
 Thông báo
  
 Lượt truy cập
  
Địa chỉ: Xã Diên Phước, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa
Điện thoại: (058) 058-3780345 Email: c2nhue.dk@khanhhoa.edu.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: Võ Quang Ân - Kỹ thuật: Lê Xuân Vỹ
Hỗ trợ kinh phí xây dựng trang Web: Hội Cha mẹ học sinh trường THCS Nguyễn Huệ
Thiết kế bởi CenIT