Liên hệ web
  
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ NGOÀI GIAI ĐOẠN TỪ 2016-2017 ĐẾN 2020-2021

 Xin nhấp vào đây để xem bản chuẩn.


ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN DIÊN KHÁNH

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN HUỆ

¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

DIÊN KHÁNH – 2022

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN DIÊN KHÁNH

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN HUỆ

¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾

 

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ

 

 

DANH SÁCH VÀ CHỮ KÝ

 THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ

TT

Họ và tên

Chức danh,

chức vụ

Nhiệm vụ

Chữ ký

1

Võ Quang Ân

Hiệu trưởng

Chủ tịch HĐ

 

2

Lâm Bá Vũ

Phó Hiệu trưởng

Phó Chủ tịch HĐ

 

3

Nguyễn Lê Trường

Thư ký Hội đồng

Thư ký

 

4

Đỗ Thị Mỹ Hà

Chủ tịch CĐCS

Ủy viên HĐ

 

5

Mai Thị Mỹ Diệu

Tổ trưởng CM

Ủy viên HĐ

 

6

Võ Thị Thu Uyên

Tổ trưởng CM

Ủy viên HĐ

 

7

Phạm Thị Huỳnh Huyền

Tổ trưởng CM

Ủy viên HĐ

 

8

Lê Xuân Vỹ

Tổ trưởng CM

Ủy viên HĐ

 

9

Nguyễn Đức Quang

Tổ trưởng CM

Ủy viên HĐ

 

10

Ngô Thị Bảo Trâm

Tổ trưởng CM

Ủy viên HĐ

 

11

Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

Tổ trưởng tổ VP

Ủy viên HĐ

 

12

Nguyễn Tiến Minh

Trưởng ban TTND

Ủy viên HĐ

 

13

Lê Võ Thoại My

Bí thư Chi đoàn

Ủy viên HĐ

 

14

Nguyễn Văn Trãi

TPT Đội

Ủy viên HĐ

 

15

 

 

 

 

 

DIÊN KHÁNH – 2022

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. 6

TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ.. 6

1. Kết quả đánh giá. 6

1.1. Đánh giá theo từng Tiêu chí từ Mức 1 đến Mức 3. 6

1.2. Đánh giá theo Mức 4. 7

2. Kết luận: Trường đạt Mức 2. 7

Phần I. CƠ SỞ DỮ LIỆU.. 8

1. Số lớp học. 9

2. Cơ cấu khối công trình của nhà trường. 9

3. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. 10

4. Học sinh. 12

Phần II. TỰ ĐÁNH GIÁ.. 15

A. ĐẶT VẤN ĐỀ. 15

1. Tình hình chung của nhà trường. 15

2. Mục đích TĐG.. 16

3. Tóm tắt quá trình TĐG.. 16

4. Phương pháp TĐG.. 17

B. TỰ ĐÁNH GIÁ.. 17

I. TỰ ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ MỨC 1, 2 VÀ 3. 17

Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường. 17

Tiêu chí 1.1: Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường. 18

Tiêu chí 1.2: Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục) và các hội đồng khác. 20

Tiêu chí 1.3: Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường. 21

Tiêu chí 1.4: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng. 23

Tiêu chí 1.5: Lớp học. 25

Tiêu chí 1.6: Quản lý hành chính, tài chính và tài sản. 27

Tiêu chí 1.7: Quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên. 29

Tiêu chí 1.8: Quản lý các hoạt động giáo dục 30

Tiêu chí 1.9: Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. 32

Tiêu chí 1.10: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học. 33

Kết luận về Tiêu chuẩn 1: 36

Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh. 37

Tiêu chí 2.1: Đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng. 37

Tiêu chí 2.2: Đối với giáo viên. 39

Tiêu chí 2.3: Đối với nhân viên. 42

Tiêu chí 2.4: Đối với học sinh. 44

Kết luận về Tiêu chuẩn 2: 45

Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. 46

Tiêu chí 3.1: Khuôn viên, khu sân chơi, bãi tập. 46

Tiêu chí 3.2: Phòng học, phòng học bộ môn và khối phục vụ học tập. 48

Tiêu chí 3.3: Khối hành chính - quản trị 50

Tiêu chí 3.4: Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước. 52

Tiêu chí 3.5: Thiết bị 54

Tiêu chí 3.6: Thư viện. 55

Kết luận về Tiêu chuẩn 3: 57

Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội 58

Tiêu chí 4.1: Ban đại diện cha mẹ học sinh. 58

Tiêu chí 4.2: Công tác tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của nhà trường. 60

Kết luận về Tiêu chuẩn 4: 62

Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục. 63

Tiêu chí 5.1: Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông. 63

Tiêu chí 5.2: Tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện. 66

Tiêu chí 5.3: Thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo quy định. 68

Tiêu chí 5.4: Các hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp. 70

Tiêu chí 5.5: Hình thành, phát triển các kỹ năng sống cho học sinh. 71

Tiêu chí 5.6: Kết quả giáo dục. 73

Kết luận về Tiêu chuẩn 5: 77

II. TỰ ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ MỨC 4. 78

Tiêu chí 1. 78

Tiêu chí 2.. 79

Tiêu chí 3. 79

Tiêu chí 4. 80

Tiêu chí 5. 81

Tiêu chí 6. 82

III. KẾT LUẬN CHUNG.. 83

 


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

 

STT

Chuỗi ký tự viết tắt

Cụm từ, thuật ngữ được viết tắt

1      

CBQL, GV, NV

Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

2      

CMHS

Cha mẹ học sinh

3      

CNTT

Công nghệ thông tin

4      

CSVC

Cơ sở vật chất

5        

Đoàn TNCS HCM

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

6        

Đội TNTP HCM

Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

7      

GDĐT

Giáo dục và Đào tạo

8          

GVBM

Giáo viên bộ môn

9          

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

10   

HĐGDNGLL

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

11   

KĐCLGD

Kiểm định chất lượng giáo dục

12   

TĐG

Tự đánh giá

13   

TDTT

Thể dục thể thao

14   

THCS

Trung học cơ sở

15   

THPT

Trung học phổ thông

16   

UBND

Ủy ban nhân dân

 

 

 

 

 

 

TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ

1. Kết quả đánh giá

1.1. Đánh giá theo từng Tiêu chí từ Mức 1 đến Mức 3

Tiêu chuẩn,

tiêu chí

Kết quả

Không đạt

Đạt

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tiêu chuẩn 1

 

 

 

 

Tiêu chí 1.1

 

x

x

 

Tiêu chí 1.2

 

x

x

 

Tiêu chí 1.3

 

x

x

x

Tiêu chí 1.4

 

x

x

x

Tiêu chí 1.5

 

x

x

 

Tiêu chí 1.6

 

x

x

 

Tiêu chí 1.7

 

x

x

 

Tiêu chí 1.8

 

x

x

 

Tiêu chí 1.9

 

x

x

 

Tiêu chí 1.10

 

x

x

 

Tiêu chuẩn 2

 

 

 

 

Tiêu chí 2.1

 

x

x

 

Tiêu chí 2.2

 

x

x

 

Tiêu chí 2.3

 

x

x

 

Tiêu chí 2.4

 

x

x

x

Tiêu chuẩn 3

 

 

 

 

Tiêu chí 3.1

 

x

x

 

Tiêu chí 3.2

 

x

x

 

Tiêu chí 3.3

 

x

x

x

Tiêu chí 3.4

 

x

x

 

Tiêu chí 3.5

 

x

x

x

Tiêu chí 3.6

 

x

x

x

Tiêu chuẩn 4

 

 

 

 

Tiêu chí 4.1

 

x

x

x

Tiêu chí 4.2

 

x

x

 

Tiêu chuẩn 5

 

 

 

 

Tiêu chí 5.1

 

x

x

x

Tiêu chí 5.2

 

x

x

x

Tiêu chí 5.3

 

x

x

 

Tiêu chí 5.4

 

x

x

 

Tiêu chí 5.5

 

x

x

x

Tiêu chí 5.6

 

x

x

x

Kết quả: Đạt mức 2               

1.2. Đánh giá theo Mức 4

Tiêu chí

(Khoản, Điều)

Kết quả

Ghi chú

Đạt

Không đạt

 

Tiêu chí 1 (Khoản 1, Điều 22)

 

x

 

Tiêu chí 2 (Khoản 2, Điều 22)

 

x

 

Tiêu chí 3 (Khoản 3, Điều 22)

x

 

 

Tiêu chí 4 (Khoản 4, Điều 22)

 

x

 

Tiêu chí 5 (Khoản 5, Điều 22)

 

x

 

Tiêu chí 6 (Khoản 6, Điều 22)

x

 

 

Kết quả: Không đạt Mức 4.

2. Kết luận: Trường đạt Mức 2.

 

 

Phần I

CƠ SỞ DỮ LIỆU

Tên trường (theo quyết định mới nhất): TRƯỜNG THCSNGUYỄN  HUỆ

Tên trước đây (nếu có): Trường phổ thông cơ sở cấp II Diên Phước

Cơ quan chủ quản: UBND huyện Diên Khánh

Tỉnh

Khánh Hòa

 

Họ và tên
Hiệu trưởng

Võ Quang Ân

Huyện

Diên Khánh

 

Điện thoại

02583780345

Diên Phước

 

Fax (Email)

c2.nhue.dk@khanhhoa.edu.vn

Đạt chuẩn quốc gia

Giai đoạn 2015-2020

 

Website

http://c2nhue.dk
khanhhoa.edu.vn/

Năm thành lập trường (theo Quyết định thành lập)

1992

 

Số điểm trường

01

Công lập

x

 

Loại hình khác

Không

Tư thục

Không

 

Thuộc vùng khó khăn

Không

Trường chuyên biệt

Không

 

Thuộc vùng đặc biệt khó khăn

Không

Trường liên kết với nước ngoài

Không

 

 

 

1. Số lớp học

Số

lớp học

Năm học 2016-2017

Năm học 2017-2018

Năm học 2018-2019

Năm học 2019-2020

Năm học 2020-2021

Khối lớp 6

8

8

8

7

8

Khối lớp 7

7

7

8

8

7

Khối lớp 8

8

8

7

7

7

Khối lớp 9

7

7

7

6

6

Cộng

30

30

30

28

28

2. Cơ cấu khối công trình của nhà trường

TT

Số liệu

Năm học 2016-2017

Năm học 2017-2018

Năm học 2018-2019

Năm học 2019-2020

Năm học 2020-2021

Ghi chú

I

Phòng học, phòng bộ môn và khối phục vụ học tập

24

24

24

24

24

 

1

Phòng học

19

19

19

19

19

 

a

Phòng kiên cố

19

19

19

19

19

 

b

Phòng bán kiên cố

0

0

0

0

0

 

c

Phòng tạm

0

0

0

0

0

 

2

Phòng học

bộ môn

05

05

05

05

05

 

a

Phòng kiên cố

05

05

05

05

05

 

b

Phòng bán kiên cố

0

0

0

0

0

 

c

Phòng tạm

0

0

0

0

0

 

3

Khối phục vụ học tập

05

05

05

05

05

 

a

Phòng kiên cố

05

05

05

05

06

 

b

Phòng bán kiên cố

0

0

0

0

0

 

c

Phòng tạm

0

0

0

0

0

 

II

Khối phòng hành chính - quản trị

03

03

03

03

03

 

1

Phòng kiên cố

03

03

03

03

03

 

2

Phòng bán kiên cố

0

0

0

0

0

 

3

Phòng tạm

0

0

0

0

0

 

III

Thư viện

01

01

01

01

01

 

IV

Các công trình, khối phòng chức năng khác

01

01

01

01

01

 

 

Cộng

43

43

43

43

43

 

 

3. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

a) Số liệu tại thời điểm TĐG

 

Tổng số

Nữ

Dân tộc

Trình độ đào tạo

Ghi chú

Chưa đạt chuẩn

Đạt chuẩn

Trên chuẩn

Hiệu trưởng

01

 

0

 

01

 

 

Phó Hiệu trưởng

01

0

0

 

01

 

 

Giáo viên

42

31

0

02

40

0

 

Nhân viên

9

06

0

00

09

0

 

Cộng

53

6

0

02

51

0

 

b) Số liệu của 5 năm gần đây

TT

Số liệu

Năm học 2016-2017

Năm học 2017-2018

Năm học 2018-2019

Năm học 2019-2020

Năm học 2020-2021

1

Tổng số

giáo viên

59

58

56

49

55

2

Tỉ lệ giáo viên /lớp

2,0

1,9

1,9

1,8

2,0

3

Tỉ lệ giáo viên /học sinh

0.06

0.06

0.06

0.05

0.05

4

Tổng số giáo viên dạy giỏi cấp huyện hoặc tương đương trở lên (nếu có)

Không

tổ chức

09

Không

tổ chức

08

Không

tổ chức

5

Tổng số giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh trở lên (nếu có)

02

Không

tổ chức

Không

tổ chức

Không

tổ chức

03

6

Các số liệu khác (nếu có)

 

 

 

 

 

 

4. Học sinh

a) Số liệu chung

TT

Số liệu

Năm học 2016-2017

Năm học 2017-2018

Năm học 2018-2019

Năm học 2019-2020

Năm học 2020-2021

Ghi chú

1

Tổng số học sinh

975

960

959

975

1040

 

Nữ

479

462

453

464

524

 

Dân tộc thiểu số

3

7

9

13

13

 

Khối lớp 6

248

247

268

257

317

 

Khối lớp 7

260

237

246

262

250

 

Khối lớp 8

256

241

225

236

252

 

Khối lớp 9

211

235

220

220

221

 

2

Tổng số tuyển mới

253

252

270

254

314

 

3

Học 2 buổi/ngày

0

0

0

0

0

 

4

Bán trú

0

0

0

0

0

 

5

Nội trú

0

0

0

0

0

 

6

Bình quân số học sinh /lớp học

31.5

32

32

34.8

37.2

 

7

Số lượng và tỉ lệ % đi học đúng độ tuổi

100%

100%

100%

100%

100%

 

Nữ

108

121

118

127

171

 

Dân tộc thiểu số

1

5

3

4

2

 

8

Tổng số học sinh giỏi cấp huyện/tỉnh

H: 13

Tỉnh: 04

H: 12

Tỉnh: 04

H: 15

Tỉnh: 09

H: 13

Tỉnh: 05

H: 15

Tỉnh: 06

Các môn văn hóa

9

Tổng số học sinh giỏi quốc gia (nếu có)

 

/

/

/

/

 

10

Tổng số học sinh thuộc đối tượng chính sách

53

62

59

54

61

 

Nữ

29

31

32

37

22

 

Dân tộc thiểu số

/

/

/

/

/

 

11

Tổng số học sinh có hoàn cảnh đặc biệt

02

01

01

03

03

 

 

b) Kết quả giáo dục

Số liệu

Năm học 2016-2017

Năm học 2017-2018

Năm học 2018-2019

Năm học 2019-2020

Năm học 2020-2021

Ghi chú

Tỉ lệ học sinh xếp loại giỏi

44,69%

48,45%

41,83%

45,94%

43,93%

 

Tỉ lệ học sinh xếp loại khá

28,75%

29,58%

29,50%

29,72%

32,74%

 

Tỉ lệ học sinh xếp loại trung bình

21,74%

17,96%

24,10%

20,14%

19,58%

 

Tỉ lệ học sinh xếp loại yếu, kém

4,82%

4,01%

4,57%

4,20%

4,75%

 

Tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt

78,12%

85,76%

77,66%

84,20%

82,33%

 

Tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm khá

20,61%

14,03%

19,01%

15,59%

16,64%

 

Tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình

1,27%

0,14%

0,75%

0,21%

1,02%

 

 


Phần II

TỰ ĐÁNH GIÁ

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tình hình chung của nhà trường

Trường THCS Nguyễn Huệ đặt tại 21Hương lộ 62 thôn An Định Xã Diên Phước, huyện Diên Khánh với tổng diện tích 12.000m2. Trường thuộc mô hình trường công lập – nơi đây từng là cơ sở hoạt động bí mật của lực lượng cách mạng trong hai cuộc  năm kháng chiến chống Pháp Mĩ.

Trường THCS Nguyễn Huệ nguyên gốc trước đây là Trường PTCS Diên Phước,được xây dựng từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX. Đến năm 1992 trường được thành lập theo Quyết định số 67/QĐ-TC ngày 08/7/1992 của Giám đốc Sở giáo dục và đào tạo Khánh Hòa.

Từ ngày mang tên Trường THCS Nguyễn Huệ, qua  30 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển với sự quan tâm của lãnh đạo các cấp và sự chung tay của các bậc CMHS, nhà trường đã không ngừng vượt khó, sáng tạo trong các hoạt động giáo dục. Ngày 25/11/2015  Trường  được Sở Giáo dục tỉnh Khánh Hòa công nhận đạt “Chất lượng giáo dục cấp độ 3”. Nhà trường luôn thực hiện đúng đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng môi trường sư phạm xanh – sạch – đẹp, lành mạnh, thân thiện, CSVC đáp ứng cơ bản nhu cầu dạy và học.

Năm học 2021 - 2022, toàn trường có 22 lớp với 836 học sinh, có 05 tổ chuyên môn và 01 tổ văn phòng. Tổng số CBQL, GV, NV là 53 người ( tính cả nhân viên bảo vệ, phục vụ), trong đó Đại học: 46/53 (86.7%), Cao đẳng: 03/53 (5.7%), Trung cấp: 02/53 (3,8%). Đội ngũ đoàn kết, nhiệt tình, năng động và có năng lực chuyên môn vững vàng.

Nhà trường có Chi bộ Đảng với 19 đảng viên luôn gương mẫu, đi đầu trong các phong trào hoạt động. Chi bộ nhà trường nhiều năm liền đạt Chi bộ vứng mạnh được Đảng ủy xã Diên Phước tặng giấy khen. Công đoàn cơ sở, Chi đoàn thanh niên nhiều năm liền được công nhận vững mạnh xuất sắc, Liên đội được công nhận Liên đội mạnh cấp huyện. Ban đại diện CMHS và Hội khuyến học hoạt động theo đúng Điều lệ trường trung học và quy định của pháp luật.  

Hội đồng giáo dục xã Diên Phước luôn quan tâm, tạo điều kiện để nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục, đáp ứng nhu cầu của toàn xã hội. Nhân dân trên địa bàn phường đa phần quan tâm đến công tác giáo dục của nhà trường và tình hình học tập của học sinh.

Trong những năm gần đây, trường THCS Nguyễn Huệ đã gặt hái nhiều thành tích trong các phong trào thi đua, luôn đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, được Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa tặng Bằng khen. Hiện nay, Trường THCS Nguyễn Huệ là một trong những trường top đầu của huyện Diên Khánh trong các phong trào thi đua, nhất là phong trào thi học sinh giỏi, là nơi tin cậy của các bậc CMHS về chất lượng và môi trường giáo dục.

2. Mục đích TĐG

TĐG công tác kiểm định chất lượng của nhà trường theo bộ tiêu chuẩn do Bộ GDĐT là một khâu quan trọng trong công tác quản lý chất lượng giáo dục. Qua đó, để tiến hành xem xét về hiện trạng và hiệu quả các hoạt động quản lý chất lượng của trường, chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu, để từ đó xây dựng kế hoạch và thực hiện cải tiến, nâng cao chất lượng quản lý đơn vị.

Từ thực trạng chất lượng giáo dục và đào tạo hiện nay trong các nhà trường, sự đòi hỏi thực chất về chất lượng học sinh của CMHS và toàn xã hội, Trường THCS Nguyễn Huệ, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa tiến hành TĐG chất lượng giáo dục để xác định nhà trường đang ở đâu trên bản đồ chất lượng giáo dục của huyện và của tỉnh, nhận rõ nhà trường đạt cấp độ nào? Từ đó đăng ký KĐCLGD để cấp trên công nhận, giúp trường tiếp tục duy trì và giữ vững chất lượng để phấn đấu đi lên theo chuẩn đánh giá kiểm định chất lượng của Bộ GDĐT nhằm giữ vững đạt trường chuẩn quốc gia từ năm 2015.

3. Tóm tắt quá trình TĐG

Thực hiện Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ GDĐT về việc Ban hành Quy định về KĐCLGD và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học; công văn số 5932/BGDĐT-QLCL ngày 28/12/2018 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn TĐG và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông; các văn bản chỉ đạo của Sở GDĐT Khánh Hòa và Phòng GDĐT Diên Khánh, nhà trường đã tiến hành thành lập Hội đồng TĐG gồm Hiệu trưởng là chủ tịch hội đồng, Phó Hiệu trưởng là phó chủ tịch hội đồng, thư ký Hội đồng TĐG là giáo viên có năng lực tổng hợp. Các ủy viên của Hội đồng TĐG gồm các tổ trưởng, trưởng các đoàn thể và giáo viên. Giúp việc cho Hội đồng TĐG có nhóm thư ký và các nhóm công tác. Hội đồng TĐG làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, trung thực, thảo luận và đi đến thống nhất cách thức tiến hành TĐG nhằm đạt được hiệu quả cao trong việc đánh giá các tiêu chuẩn, tiêu chí và các chỉ báo.

Quá trình TĐG gồm các bước sau:

Bước 1. Thành lập Hội đồng TĐG.

          Bước 2. Xây dựng kế hoạch TĐG.

          Bước 3. Thu thập, xử lý và phân tích các thông tin, minh chứng.

Bước 4. Phân tích, đánh giá tiêu chí.

          Bước 5. Viết báo cáo tự TĐG.

          Bước 6. Công bố báo cáo TĐG.

          Bước 7. Triển khai các hoạt động sau đánh giá.

4. Phương pháp TĐG

Phương pháp TĐG là căn cứ vào hồ sơ, sổ sách, các văn bản lưu trữ của nhà trường để thu thập, xử lý và phân tích thông tin, minh chứng; đồng thời căn cứ vào các tiêu chí của tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ GDĐT ban hành để lập phiếu đánh giá từng tiêu chí.

B. TỰ ĐÁNH GIÁ

I. TỰ ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ MỨC 1, 2 VÀ 3

Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường

Mở đầu:

Tổ chức và quản lý nhà trường là một khâu rất quan trọng, đòi hỏi phải có tính khoa học để việc chỉ đạo, điều hành nhà trường hoạt động có hiệu quả. Trường THCS Nguyễn Huệ có đủ cơ cấu tổ chức theo quy định của Điều lệ trường trung học. Để cho bộ máy vận hành tốt, các bộ phận, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường phải được cơ cấu, phối hợp đồng bộ và có kế hoạch hoạt động hiệu quả. Từ lãnh đạo nhà trường, các đoàn thể đến các tổ chuyên môn, lớp học được tổ chức và hoạt động theo điều lệ trường phổ thông, chiến lược phát triển và kế hoạch xây dựng cụ thể từng năm học, từng học kỳ, từng tháng. Việc quản lý các hoạt động giáo dục, quản lý nhân sự, quản lý hành chính là công việc quan trọng và thường xuyên. Nhà trường thực hiện đầy đủ các hoạt động quản lý, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá theo đúng quy chế góp phần quan trọng trong thành tích chung của nhà trường.

Tiêu chí 1.1: Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường

Mức 1:

a) Phù hợp với mục tiêu giáo dục được quy định tại Luật giáo dục, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo từng giai đoạn và các nguồn lực của nhà trường;

b) Được xác định bằng văn bản và cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Được công bố công khai bằng hình thức niêm yết tại nhà trường hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử của nhà trường hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, trang thông tin điện tử của phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo.

Mức 2:

Nhà trường có các giải pháp giám sát việc thực hiện phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển.

Mức 3:

Định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển. Tổ chức xây dựng phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển có sự tham gia của các thành viên trong Hội đồng trường, các bộ quản lí, giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mệ học sinh và cộng đồng.

1. Mô tả hiện trạng

1.1. Mức 1

- Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường và địa phương, nhà trường đã xây dựng “Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2025”, “Kế hoạch chiến lược phát triển Trường THCS Nguyễn Huệ giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030”; Kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường phù hợp với mục tiêu giáo dục cấp THCS được quy định tại Luật Giáo dục 2019, thể hiện các nguồn lực về nhân lực, tài chính, CSVC và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương [H1-1.1-01];

- Chiến lược được lãnh đạo Phòng GDĐT phê duyệt [H1-1.1-01];

- Chiến lược phát triển nhà trường được công bố công khai trước Hội đồng giáo viên, nhân viên, niêm yết tại bảng thông báo của văn phòng nhà trường [H1-1.1-03]; [H1-1.1-04] và được đăng tải trên trang thông tin điện tử của nhà trường tại địa chỉ http://c2nhue. dk@khanhhoa.edu.vn [H1-1.1-02]; [H1-1.1-05].

1.2. Mức 2

Hằng năm, nhà trường tổ chức các cuộc họp Hội đồng trường, Hội nghị cán bộ viên chức, họp CMHS để đánh giá và có các giải pháp giám sát việc thực hiện phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển [H1-1.1-03]; [H1-1.1-04]; [H1-1.1-05]; [H4-4.1-04].

1.3. Mức 3

Nhà trường căn cứ những giải pháp giám sát hằng năm để tiến hành rà soát, bổ sung, điều chỉnh chiến lược của nhà trường cho phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hằng năm trong Hội nghị viên chức - người lao động, nhà trường tổ chức lấy ý kiến đóng góp xây dựng phương hướng, chiến lược phát triển trong đó có sự tham gia của các thành viên trong Hội đồng trường, CBQL, GV, NV, đại diện CMHS và lãnh đạo địa phương. Tuy nhiên, CMHS chưa thật sự quan tâm đóng góp ý kiến đến chiến lược phát triển của nhà trường [H1-1.1-03]; [H1-1.1-04]; [H1-1.1-05].

2. Điểm mạnh

- Nhà trường có chiến lược phát triển rõ ràng, cụ thể, phù hợp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được niêm yết, đăng tải công khai tạo được sự đồng thuận cao; từ đó thúc đẩy sự nghiệp GDĐT phát triển đúng hướng.

- Sau mỗi năm nhà trường tiến hành tổ chức rút kinh nghiệm để điều chỉnh chiến lược phù hợp hơn với điều kiện thực tế, vì vậy kết quả giáo dục của nhà trường luôn được giữ vững và nâng cao.

3. Điểm yếu

Ý kiến đóng góp của học sinh, CMHS trong việc xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường còn hạn chế.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Trong giai đoạn 2021 - 2025, nhà trường tích cực tham mưu với Đảng ủy, chính quyền, Hội đồng giáo dục địa phương và tăng cường công tác tuyên truyền, phối hợp với các lực lượng giáo dục nhằm tham khảo ý kiến để xây dựng, điều chỉnh kế hoạch chiến lược hàng năm cho phù hợp với tình hình địa phương, tranh thủ các nguồn lực giúp nhà trường có đủ điều kiện hoàn thành tốt các mục tiêu căn bản, chủ yếu trong chiến lược phát triển nhà trường đã đề ra.

5. TĐG: Đạt Mức 2.

Tiêu chí 1.2: Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục) và các hội đồng khác

Mức 1:

a) Được thành lập theo quy định;

b) Thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định;

c) Các hoạt động được định kỳ rà soát, đánh giá.

Mức 2:

Hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

1. Mô tả hiện trạng

1.1. Mức 1

- Hội đồng trường và các hội đồng khác của nhà trường được thành lập theo quy định. Hội đồng trường Trường THCS Nguyễn Huệ được chủ tịch Ủy ban Nhân dân ra Quyết định thành lập [H1-1.2-01]; Hội đồng thi đua và khen thưởng được Hiệu trưởng thành lập vào đầu mỗi năm học [H1-1.2-02]. Ngoài ra nhà trường còn thành lập các Hội đồng khác như Hội đồng khoa học [H1-1.2-03]; Hội đồng tư vấn (liên tịch) [H1-1.2-04]; Hội đồng tuyển sinh vào lớp 6 [H1-1.2-06]; Hội đồng xét tốt nghiệp THCS [H1-1.2-07];

- Hội đồng trường thực hiện theo chức năng nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 10 Điều lệ trường trung học [H1-1.2-01]. Tuy nhiên một số thành viên trong Hội đồng trường chưa phát huy hết vai trò của mình, Hội đồng tuyển sinh, Hội đồng xét tốt nghiệp THCS… thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ, quyền hạn tại Điều 12 Điều lệ trường trung học và nội quy nhà trường;

- Hoạt động của các hội đồng được định kỳ rà soát, đánh giá trong các cuộc họp của nhà trường thể hiện trong các báo cáo sơ kết, tổng kết, kế hoạch công tác sắp tới của từng bộ phận, các tổ chức đoàn thể và đánh giá chung của Hiệu trưởng [H1-1.1-03]; [H1-1.1-06].

1.2. Mức 2

Các hội đồng trong nhà trường thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động một cách có hiệu quả theo kế hoạch hoạt động của nhà trường trong từng năm học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường thể hiện qua kết quả thi đua hằng năm. Nhà trường đã đạt được một số thành tích nổi bật như:  Phong trào thi học sinh giỏi, phong trào TDTT. Nhà trường luôn đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, được Chủ tịch UBND huyện Diên Khánh tặng Bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vào các năm học 2016 – 2017, 2017- 2018, 2018 – 2019, 2019-2020, 2020- 2021 [H1-1.2-05].

2. Điểm mạnh

Nhà trường có Hội đồng trường với cơ cấu tổ chức phù hợp với quy định tại Điều lệ trường trung học và các quy định khác do Bộ GDĐT ban hành. Thành viên trong các hội đồng có uy tín, năng lực và tinh thần trách nhiệm.

3. Điểm yếu

Một số thành viên trong Hội đồng trường chưa phát huy hết vai trò của mình. Việc rà soát, đánh giá các hoạt động của Hội đồng trường còn chậm so với kế hoạch.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Từ năm học 2021 – 2022 và những năm tiếp theo, chủ tịch Hội đồng trường phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên phù hợp với vai trò, khả năng đảm đương nhiệm vụ; bổ sung cơ cấu phù hợp để thay thế theo hoàn cảnh từng năm học nhằm phát huy hiệu quả hoạt động.

- Định kỳ cuối mỗi học kỳ, cuối năm học Hội đồng trường rà soát các hoạt động kịp thời để giúp Hiệu trưởng thực thi nhiệm vụ đã đề ra, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động ở từng thời điểm cụ thể.

5. TĐG: Đạt Mức 2

Tiêu chí 1.3: Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường

Mức 1:

a) Các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường có cơ cấu tổ chức theo quy định;

b) Hoạt động theo quy định;

c) Hằng năm, các hoạt động được rà soát, đánh giá.

Mức 2:

a) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam có cơ cấu tổ chức và hoạt động theo quy định; trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 01 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ, các năm còn lại hoàn thành nhiệm vụ trở lên;

b) Các đoàn thể, tổ chức khác có đóng góp tích cực trong các hoạt động của nhà trường.

Mức 3:

a) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam có ít nhất 02 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ, các năm còn lại hoàn thành nhiệm vụ trở lên;

b) Các đoàn thể, tổ chức khác có đóng góp hiệu quả trong các hoạt động nhà trường và cộng đồng.

1. Mô tả hiện trạng

1.1. Mức 1

- Nhà trường có Chi bộ Đảng [H1-1.3-01]; [H1-1.3-02], Công đoàn cơ sở [H1-1.3-03], Đoàn TNCS HCM [H1-1.3-04], Đội TNTP HCM [H1-1.3-05], Ban đại diện CMHS và Hội khuyến học [H1-1.3-06] hoạt động theo đúng Điều lệ trường trung học và quy định của pháp luật;

- Các tổ chức trên đã lãnh đạo, tư vấn cho Hiệu trưởng đề ra những kế hoạch hoạt động cho các phong trào dạy và học, hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa, giáo dục hướng nghiệp… phù hợp với đặc điểm tình hình của nhà trường [H1-1.3-07]; [H1-1.3-12]; [H1-1.3-13];

- Hàng năm các hoạt động của các tổ chức trên trong nhà trường được rà soát, đánh giá, tổng kết [H1-1.1-06].

1.2. Mức 2

- Chi bộ Trường THCS Nguyễn Huệ có cơ cấu tổ chức và hoạt động theo quy định [H1-1.3-01]; [H1-1.3-02]. Chi bộ lãnh đạo toàn diện nhà trường, nhiều năm đạt Chi bộ trong sạch vững mạnh. Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, Chi bộ nhà trường luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ [H1-1.3-08];

- Công đoàn, Chi đoàn được công nhận vững mạnh, liên đội được công nhận Liên đội mạnh cấp huyện nhiều năm liền [H1-1.3-14].

1.3. Mức 3

- Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá Chi bộ nhà trường luôn đạt trong sạch vững mạnh. Từ năm 2016 đến nay nhà trường luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, được Đảng ủy xã Diên  Phước  khen ;

- Công đoàn, Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên có nhiều đóng góp tích cực trong các hoạt động phong trào ở xã Diên Phước. Công đoàn cơ sở nhà trường đã có nhiều đóng góp tích cực trong phong trào thi đua chung của ngành giáo dục, nhiều năm liền được công nhận danh hiệu Công đoàn cơ sở vững mạnh  [H1-1.3-14]; Đội TNTP HCM được công nhận Liên đội mạnh cấp huyện 5 năm liền [H1-1.3-16]. Hội Khuyến học đã có nhiều đóng góp cho các hoạt động của nhà trường và cộng đồng hiệu quả khá cao [H1-1.3-06]. Tuy nhiên, Chi đoàn có số lượng đoàn viên giáo viên ít do nhiều giáo viên lớn tuổi nên hoạt động còn gặp nhiều khó khăn.

2. Điểm mạnh

- Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn TNCS HCM, Đội TNTP HCM, các tổ chức xã hội khác trong nhà trường hoạt động có kế hoạch, có kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm và cải tiến theo hướng hiệu quả; có sự phối hợp chặt chẽ.

- Hoạt động của tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn TNCS HCM, Đội TNTP HCM trong nhà trường có hiệu quả và góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển toàn diện nhà trường.

3. Điểm yếu

Chi đoàn có số lượng đoàn viên ít do nhiều giáo viên lớn tuổi, hết tuổi đoàn nên hoạt động của Đoàn TNCS HCM còn gặp nhiều khó khăn.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2021 – 2022 và những năm tiếp theo, chi đoàn nhà trường tiếp tục tham mưu và kiến nghị với Đoàn Diên  Phước có kế hoạch phát triển Đoàn sớm lực lượng đoàn viên học sinh nhân dịp kỉ niệm 03/02, 26/3 để tăng đội ngũ đoàn viên.

5. TĐG: Đạt Mức 3

Tiêu chí 1.4: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng

Mức 1:

a) Có hiệu trưởng, số lượng phó hiệu trưởng theo quy định;

b) Tổ chuyên môn và tổ văn phòng có cơ cấu tổ chức theo quy định;

c) Tổ chuyên môn, tổ văn phòng có kế hoạch hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.

Mức 2:

a) Hằng năm, tổ chuyên môn đề xuất và thực hiện được ít nhất 01 (một) chuyên đề có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục;

b) Hoạt động của tổ chuyên môn, tổ văn phòng được định kỳ rà soát, đánh giá, điều chỉnh.

Mức 3:

a) Hoạt động của tổ chuyên môn, tổ văn phòng có đóng góp hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng các hoạt động trong nhà trường;

b) Tổ chuyên môn thực hiện hiệu quả các chuyên đề chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

1. Mô tả hiện trạng

1.1. Mức 1

- Trường THCS Nguyễn Huệ là trường THCS có từ 22 lớp trở lên. Hiện nay, nhà trường có 01 hiệu trưởng [H1-1.4-01] và 01 phó hiệu trưởng [H1-1.4-02]. Số lượng hiệu trưởng và phó hiệu trưởng đúng theo Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ GDĐT về hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập;

- Trường 05 tổ chuyên môn gồm tổ Ngữ văn- Nghệ thuật, tổ Toán – Tin, tổ Ngoại ngữ- GDTC, tổ Khoa học tự nhiên , tổ Sử- Địa- GDCD và 01 tổ Văn phòng được thành lập theo Quyết định của Hiệu trưởng vào đầu mỗi năm học [H1-1.4-03]; [H1-1.4-04];

- Căn cứ vào kế hoạch của nhà trường, các tổ chuyên môn và tổ Văn phòng xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, học kỳ và năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục [H1-1.4-05]. Các tổ chuyên môn họp định kỳ hai tuần một lần, tổ văn phòng họp một tuần một lần, có ghi biên bản cụ thể để tổng kết các hoạt động đã thực hiện và xây dựng chương trình hoạt động trong thời gian tiếp theo của tổ [H1-1.4-06]; [H1-1.4-09]. Một số giáo viên chưa đào tạo đầy đủ các phân môn trong môn ghép như Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Địa lí, Nghệ thuật…đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 được áp dụng cho lớp 6 trong năm học 2021-2022.

1.2. Mức 2

- Hằng năm, tổ chuyên môn đề xuất và thực hiện chuyên đề có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục [H1-1.4-07]; [H1-1.1-06];

- Hoạt động của tổ chuyên môn, tổ văn phòng được định kỳ rà soát, đánh giá, điều chỉnh qua các buổi họp tổ, nhóm chuyên môn 2 lần/tháng [H1-1.4-06]; [H1-1.4-08]; [H1-1.4-09].

1.3. Mức 3

- Hoạt động của tổ chuyên môn, tổ văn phòng có đóng góp hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng các hoạt động trong nhà trường [H1-1.1-04]; [H1-1.4-08];

- Tổ chuyên môn thực hiện hiệu quả các chuyên đề chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục [H1-1.1-04]; [H1-1.4-06].

2. Điểm mạnh

- Nhà trường có cơ cấu tổ chức các tổ chuyên môn, tổ văn phòng đúng quy định. Đội ngũ tổ trưởng, tổ phó có năng lực chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm quản lý nhiều năm và tâm huyết với công việc. Luôn có sự đoàn kết tương trợ lẫn nhau nên là nòng cốt xây dựng và phát triển nhà trường.

- Các tổ chuyên môn và tổ văn phòng xây dựng đầy đủ, kịp thời các loại kế hoạch hoạt động và có tính khả thi cao, định kỳ rà soát, đánh giá, điều chỉnh. Do vậy khi thực hiện các nhiệm vụ luôn chủ động, có sự phối hợp nhịp nhàng và đem lại hiệu quả cao.

- Sinh hoạt tổ chuyên môn và tổ văn phòng đã đi vào nề nếp, phát huy được trí tuệ tập thể do đó các tổ luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

3. Điểm yếu

Một số giáo viên chưa được đào tạo đầy đủ các phân môn trong môn ghép như Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Địa lí, Nghệ thuật… đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 được áp dụng cho lớp 6 trong năm học 2021-2022.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Từ năm học 2022-2023 nhà trường tạo điều kiện cho các giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn để đáp ứng được chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với các môn ghép như Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Địa lí, Nghệ thuật…

5. TĐG: Đạt Mức 3

Tiêu chí 1.5: Lớp học

Mức 1:

a) Có đủ các lớp của cấp học;

b) Học sinh được tổ chức theo lớp; lớp học được tổ chức theo quy định;

c) Lớp học hoạt động theo nguyên tắc tự quản, dân chủ.

Mức 2:

Trường có không quá 45 (bốn mươi lăm) lớp. Sỉ số học sinh trong lớp theo quy định.

Mức 3:

Trường có không quá 45 (bốn mươi lăm) lớp. Mỗi lớp ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông có không quá 40 (bốn mươi) học sinh, lớp tiểu học không quá 35 (ba mươi lăm) học sinh (nếu có). Số học sinh trong lớp của trường chuyên biệt theo quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động của trường chuyên biệt.

1. Mô tả hiện trạng

1.1. Mức 1

- Nhà trường có 01 điểm trường tại số 21 hương lộ 62, thôn An Định, xã Diên  Phước, huyện Diên Khánh. Vị trí nhà trường đảm bảo môi trường thuận lợi, yên tĩnh, an toàn cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục theo quy định. Năm học 2020 -2021, nhà trường có  28 lớp, đủ các khối lớp từ lớp 6 đến lớp 9 theo quy định cấp THCS [H1-1.5-01]; [H1-1.5-02];

- Học sinh được tổ chức theo lớp. Mỗi lớp được tổ chức theo đúng quy định tại Điều 15 Điều lệ trường trung học, gồm có 1 lớp trưởng, 2 lớp phó; mỗi tổ không quá 12 học sinh, có tổ trưởng, tổ phó [H1-1.5-03];

- Các lớp học được tổ chức hoạt động theo quy định trong Điều lệ trường trung học, Nội quy nhà trường và theo nguyên tắc tự quản, dân chủ [H1-1.5-03]. Hàng tuần mỗi lớp đều tổ chức sinh hoạt lớp dưới sự điều hành của lớp trưởng và các cán bộ lớp nhằm đánh giá hoạt động của lớp trong tuần; bình bầu, xếp loại từng thành viên của lớp. GVCN đóng vai trò hướng dẫn và bổ sung nhận xét, thông báo công tác tuần tới. Tuy nhiên ý thức của một số học sinh chưa tốt, còn vi phạm trong việc thực hiện nội quy nhà trường.

1.2. Mức 2

Từ năm học 2016-2017 đến năm học 2020-2021, trường có nhiều nhất 28 lớp. Năm học 2020-2021, trường có lớp với 1040 học sinh. Bình quân 37.1 học sinh /lớp [H1-1.5-01]; [H1-1.5-02]; [H1-1.5-04].

1.3. Mức 3

Năm học 2020-2021, trường có 28 lớp với 1040 học sinh. Bình quân 37.1 học sinh /lớp [H1-1.5-01]; [H1-1.5-02]; [H1-1.5-04].

2. Điểm mạnh

Trường có đầy đủ các khối lớp, số lượng học sinh trong mỗi lớp đúng quy định của Điều lệ trường trung học.

3. Điểm yếu

Vẫn còn một số học sinh có ý thức chưa tốt, còn vi phạm trong việc thực hiện nội quy nhà trường.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2021-2022 và những tiếp theo, nhà trường chỉ đạo Liên đội, ban nề nếp phối hợp chặt chẽ với GVCN, CMHS tăng cường công tác quản lí nề nếp và giáo dục đạo đức học sinh.

5. TĐG: Đạt Mức 2

Tiêu chí 1.6: Quản lý hành chính, tài chính và tài sản

Mức 1:

a) Hệ thống hồ sơ của nhà trường được lưu trữ theo quy định;

b) Lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính và tài sản; công khai và định kỳ tự kiểm tra tài chính, tài sản theo quy định; quy chế chi tiêu nội bộ được bổ sung, cập nhật phù hợp với điều kiện thực tế và các quy định hiện hành;

c) Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản đúng mục đích và có hiệu quả để phục vụ các hoạt động giáo dục.

Mức 2:

a) Ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong công tác quản lý hành chính, tài chính và tài sản của nhà trường;

b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, không có vi phạm liên quan đến việc quản lý hành chính, tài chính và tài sản theo kết luận của thanh tra, kiểm toán.

Mức 3:

Có kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để tạo các nguồn tài chính hợp pháp phù hợp với điều kiện nhà trường, thực tế địa phương.

1. Mô tả hiện trạng

1.1. Mức 1

- Nhà trường có đầy đủ các loại hồ sơ quản lý hành chính, tài chính, tài sản theo quy định; được lưu trữ đúng theo quy định của Luật lưu trữ [H1-1.5-01]; [H1-1.6-01]; [H1-1.6-02]; [H1-1.6-03];[H1-1.6-04]; [H1-1.6-05]; [H1-1.6-06]; [H1-1.6-07]; [H1-1.6-08]; [H1-1.6-10]; [H3-3.5-02]; [H3-3.5-08]; [H3-3.6-01]; [H3-3.6-02]; [H3-3.6-03];

- Có dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính, tài sản theo quy định. Kết thúc mỗi năm nhà trường tổ chức đánh giá dự toán thu chi và quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính, tài sản theo quy định của Nhà nước. Hằng năm, kế toán công khai tài chính tại Hội nghị cán bộ viên chức, thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính vào cuối năm theo quy định kiểm kê, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ rõ ràng, hợp lý [H1-1.6-09]; [H1-1.6-12]; [H1-1.6-13]; [H1-1.1-06]; [H1-1.6-13];

- Nhà trường quản lý tài chính, tài sản tuân theo quy định của pháp luật. Có hệ thống các văn bản quy định về quản lý tài chính, quản lý tài sản, lưu trữ hồ sơ, chứng từ [H1-1.6-10]; [H1-1.6-12]; [H1-1.6-13]; [H1-1.6-14].

1.2. Mức 2

- Ứng dụng CNTT hiệu quả trong công tác quản lý hành chính, tài chính và tài sản của nhà trường qua các phần mềm như vnEdu, cơ sở dữ liệu, phần mềm kế toán, phần mềm quản lí thiết bị, ... [H1-1.6-02]; [H1-1.6-04]; [H1-1.6-10]; [H1-1.6-11]; [H3-3.6-01];

- Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, không có vi phạm liên quan đến việc quản lý hành chính, tài chính và tài sản theo kết luận của thanh tra, kiểm toán [H1-1.1-04]; [H1-1.6-12]; [H1-1.6-14].

1.3. Mức 3

Chưa có kế hoạch tạo nguồn tài chính hợp pháp phù hợp với điều kiện nhà trường, thực tế địa phương.

2. Điểm mạnh

- Nhà trường đã xây dựng đầy đủ hệ thống hồ sơ sổ sách phục vụ hoạt động giáo dục của nhà trường đúng quy định của ngành. Hồ sơ được lưu trữ đầy đủ, khoa học.

- Kế toán nắm vững quy chế chi tiêu, tham mưu kịp thời cho thủ trưởng cơ quan. Nhà trường lập dự toán, quyết toán, công khai tài chính và lưu các hồ sơ tài chính, tài sản theo quy định.

- Công khai tài chính, thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính theo quy định, xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ.

Ứng dụng CNTT tương đối hiệu quả trong công tác quản lý hành chính, tài chính và tài sản của nhà trường.

3. Điểm yếu

Chưa có kế hoạch tạo nguồn tài chính hợp pháp phù hợp với điều kiện nhà trường, thực tế địa phương.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2021-2022 và những năm tiếp theo, Hiệu trưởng nghiên cứu, tìm hiểu các nguồn lực bên trong và bên ngoài nhà trường để xây dựng kế hoạch tạo nguồn tài chính hợp pháp cho nhà trường.

5. TĐG: Đạt Mức 2

Tiêu chí 1.7: Quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên

Mức 1:

a) Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên;

b) Phân công, sử dụng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên rõ ràng, hợp lý đảm bảo hiệu quả hoạt động của nhà trường;

c) Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được đảm bảo các quyền theo quy định.

Mức 2:

Có các biện pháp để phát huy năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.

1. Mô tả hiện trạng

1.1. Mức 1

- Hàng năm nhà trường có kế hoạch cho đội ngũ CBQL, GV, NV tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và thực hiện tốt công tác bồi dưỡng thường xuyên [H1-1.7-01]; [H1-1.7-02]; [H1-1.7-03]; [H1-1.7-04];

- Phân công, sử dụng CBQL, GV, NV rõ ràng, hợp lý đảm bảo hiệu quả hoạt động của nhà trường [H1-1.7-02]; [H1-1.7-03];

- CBQL, GV, NV trong nhà trường được bảo đảm các quyền lợi theo quy định tại Điều lệ trường trung học và các văn bản về chế độ chính sách đối với viên chức [H1-1.1-04]; [H1-1.7-05]. Tổ chức công đoàn nhà trường luôn đảm bảo các quyền theo quy định cho CBQL, GV, NV [H1-1.7-06].

1.2. Mức 2

Hằng năm, nhà trường xây dựng biện pháp để phát huy năng lực của CBQL, GV, NV trong việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường. Thực hiện đề bạt, bổ nhiệm CBQL, GV, NV theo quy định của Luật Viên chức, Luật Lao động, Điều lệ trường trung học và các quy định khác của pháp luật [H1-1.4-01]; [H1-1.4-02]; [H1-1.4-03]; [H1-1.4-04]. Trong năm học nhà trường tổ chức công tác kiểm tra nội bộ trường học theo quy định [H1-1.7-07]; có sơ kết, tổng kết để đánh giá và phát huy năng lực cho CBQL, GV, NV [H1-1.1-06]. Tuy nhiên, một vài giáo viên lớn tuổi còn gặp khó khăn khi ứng dụng CNTT trong dạy học.

2. Điểm mạnh

- Hàng năm, nhà trường đã xây dựng kế hoạch năm học rõ ràng, cụ thể nên việc quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên thuận lợi và hiệu quả.

- Thực hiện tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm CBQL, GV, NV theo quy định của Luật viên chức, Luật lao động, Điều lệ trường trung học và các quy định khác của pháp luật.

3. Điểm yếu

Một vài giáo viên lớn tuổi còn gặp khó khăn khi ứng dụng CNTT trong dạy học.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2021 - 2022 và những năm tiếp theo, nhà trường có kế hoạch huy động nhóm giáo viên Tin học có chương trình hỗ trợ, tập huấn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên để nâng cao trình độ Tin học.

5. TĐG: Đạt Mức 2

Tiêu chí 1.8: Quản lý các hoạt động giáo dục

Mức 1:

a) Kế hoạch giáo dục phù hợp với quy định hiện hành, điều kiện thực tế địa phương và điều kiện của nhà trường;

b) Kế hoạch giáo dục được thực hiện đầy đủ;

c) Kế hoạch giáo dục được rà soát, đánh giá, điều chỉnh kịp thời.

Mức 2:

Các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của nhà trường đối với các hoạt động giáo dục, được cơ quan quản lý đánh giá đạt hiệu quả. Quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường theo quy định (nếu có).

1. Mô tả hiện trạng

1.1. Mức 1

- Kế hoạch giáo dục của nhà trường đề ra cho từng năm học phù hợp với quy định hiện hành, điều kiện thực tế nhà trường và địa phương; bảo đảm thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Sở GDĐT, Phòng GDĐT [H1-1.8-01];

- Hằng năm nhà trường luôn thực hiện đầy đủ và nghiêm túc kế hoạch năm học theo quy định của Bộ GDĐT, Sở GDĐT và Phòng GDĐT bằng các văn bản hiện hành [H1-1.8-01]. Xây dựng kế hoạch dạy học từng môn học rất cụ thể [H1-1.8-02]. Thực hiện nghiêm túc theo công văn hướng dẫn giảng dạy tuyệt đối không để xảy ra hiện tượng cắt xén hoặc dồn ép chương trình [H1-1.6-03]; [H1-1.8-03]; [H1-1.8-04];

- Nhà trường tiến hành việc rà soát, đánh giá, điều chỉnh kế hoạch giáo dục theo từng học kì và năm học nhằm mục đích định hướng phát triển giáo dục theo chiến lược đã đề ra [H1-1.1-03]; [H1-1.1-06]; [H1-1.3-08].

1.2. Mức 2

Nhà trường có các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá đối với các hoạt động giáo dục như: chỉ đạo việc giảng dạy theo hướng dẫn của Bộ GDĐT, Sở GDĐT và Phòng GDĐT; thường xuyên kiểm tra, đánh giá các kế hoạch dạy học, kế hoạch bài dạy của giáo viên theo định kỳ; kiểm tra việc thực hiên chuyên đề; kiểm tra nội bộ; kiểm tra định kỳ đúng quy định và được cơ quan quản lý đánh giá đạt hiệu quả [H1-1.7-07]; [H1-1.1-04]; [H1-1.2-05]. Quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường theo đúng quy định, không có vụ việc tiêu cực xảy ra [H1-1.8-05]. Tuy nhiên, công tác quản lí dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường chưa thật sự hiệu quả do chưa có sự phối hợp với cơ quan chức năng để tổ chức kiểm tra, xử lí vi phạm.

2. Điểm mạnh

- Nhà trường đã có những biện pháp tích cực để chỉ đạo, quản lí các hoạt động giáo dục diễn ra đúng hướng và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

- Nhà trường có kế hoạch cụ thể chỉ đạo việc giảng dạy theo hướng dẫn của Bộ, Sở GDĐT và Phòng GDĐT. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá các kế hoạch dạy học, giáo án của giáo viên theo định kỳ.

- Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên của Hiệu trưởng nhằm giám sát, điều chỉnh, bổ sung kịp thời để mỗi cá nhân, tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

3. Điểm yếu

Công tác quản lí dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường chưa thật sự hiệu quả do chưa có sự phối hợp với cơ quan chức năng để tổ chức kiểm tra, xử lí vi phạm.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Từ năm học 2021 – 2022 và những năm tiếp theo, lãnh đạo nhà trường sẽ tham mưu với Phòng GDĐT và địa phương để thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về việc dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường trên địa bàn, nhằm chấn chỉnh nề nếp dạy thêm, học thêm theo đúng quy định của ngành giáo dục.

5. TĐG: Đạt Mức 2

Tiêu chí 1.9: Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở

Mức 1:

a) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường;

b) Các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (nếu có) thuộc thẩm quyền xử lý của nhà trường được giải quyết đúng pháp luật;

c) Hằng năm, có báo cáo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.

Mức 2:

Các biện pháp và cơ chế giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả.

1. Mô tả hiện trạng

1.1. Mức 1

- Hằng năm nhà trường tổ chức cho CBQL, GV, NV được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế và những quy định khác có liên quan đến các hoạt động của nhà trường thông qua cuộc họp Cán bộ, Viên chức, Công đoàn đầu năm học để đi đến thống nhất và thực hiện [H1-1.1-05]; [H1-1.7-07];

- Lãnh đạo nhà trường giải quyết các khiếu nại, tố cáo đúng Luật định. [H1-1.9-01]; [H1-1.9-02]. Nhà trường luôn thực hiện đảm bảo Quy chế dân chủ trong các hoạt động [H1-1.9-03];

- Trong các kỳ hội nghị cán bộ viên chức, báo cáo sơ kết, tổng kết lãnh đạo nhà trường đều có báo cáo công khai kết quả thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở [H1-1.1-05]; [H1-1.1-06].

1.2. Mức 2

Hiệu trưởng nhà trường và Ban chấp hành Công đoàn đã xây dựng Quy chế phối hợp, phân công nhiệm vụ cho Ban Thanh tra nhân dân thường xuyên giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả như công khai về tình hình đội ngũ, về tài chính và CSVC, về chất lượng giáo dục trong các buổi họp hội đồng sư phạm, tổng kết năm học, công khai trên bảng tin, từ đó tạo ra mối đoàn kết trong nội bộ trong trường học [H1-1.9-04]. Tuy nhiên, còn có một vài giáo viên chưa mạnh dạn trong việc đóng góp ý kiến, tự phê bình và phê bình.

2. Điểm mạnh

- Nhà trường chấp hành đúng những quy định về việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trường học theo Thông tư số 11/2020/TT-BGDĐT ngày 19/5/2020 của Bộ GDĐT.

- Nhà trường có nội quy cơ quan, quy chế phối hợp với Ban đại diện CMHS. CBQL, GV, NV được tham gia góp ý, thảo luận, đề xuất kiến nghị, bổ sung về việc thực hiện quy chế dân chủ, đảm bảo tính công bằng, hiệu quả trong tất cả các hoạt động của nhà trường. Các khiếu nại tố cáo được giải quyết đúng thời gian, đúng pháp luật.

- Hàng năm, có báo cáo việc thực hiện Quy chế dân chủ. Công khai minh bạch về các hoạt động giáo dục, biên chế tổ chức, tài chính tài sản và CSVC nhà trường.

3. Điểm yếu

Một số CBQL, GV, NV của nhà trường còn ngại tham gia đóng góp ý kiến trong các cuộc họp.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Trong những năm học tiếp theo, Hiệu trưởng phối hợp Ban chấp hành Công đoàn vận động các thành viên trong nhà trường tham gia tích cực đóng góp ý kiến cho các hoạt động giáo dục với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Xây dựng thùng thư góp ý, đóng góp ý kiến cho Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trong công tác xây dựng kế hoạch và điều hành công việc.

5. TĐG: Đạt Mức 2

Tiêu chí 1.10: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học

Mức 1:

a) Có phương án đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường; những trường có tổ chức bếp ăn cho học sinh được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

b) Có hộp thư góp ý, đường dây nóng và các hình thức khác để tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh của người dân; đảm bảo an toàn cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường;

c) Không có hiện tượng kỳ thị, hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong nhà trường.

Mức 2:

a) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh được phổ biến, hướng dẫn và thực hiện phương án đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường;

b) Nhà trường thường xuyên kiểm tra, thu thập, đánh giá, xử lý các thông tin, biểu hiện liên quan đến bạo lực học đường, an ninh trật tự và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, hiệu quả.

1. Mô tả hiện trạng

1.1. Mức 1

- Nhà trường thành lập các Ban chỉ đạo về an ninh trật tự và an toàn trường học, phòng chống tai nạn, thương tích, cháy nổ; phòng tránh các hiểm họa thiên tai, phòng tránh dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm, phòng tránh các tệ nạn xã hội của nhà trường như: Ban tư vấn tâm lý học đường, An ninh trật tự, Y tế, Ban phòng cháy chữa cháy và phòng chống bão lụt, ... CBQL, GV, NV và học sinh được phổ biến, hướng dẫn và thực hiện phương án đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường [H1-1.10-01]; [H1.1-10-02]; [H1-1.10-06]; [H1-1.10-07]; [H1-1.10-08]; [H1-1.10-09];

- Có hộp thư góp ý, đường dây nóng và phối hợp Công an phường Phước Tân, Ban đại diện CMHS để tiếp nhận và xử lí các thông tin có liên quan đến hoạt động giáo dục nhằm đảm bảo an ninh trật tự cho CBQL, GV, NV và học sinh [H1-1.10-10]; [H4-4.2-03];

- Không có hiện tượng kỳ thị, vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong nhà trường [H1-1.10-05]; không có hành vi bạo lực trong nhà trường [H1-1.10-06]; nhà trường có kế hoạch giáo dục kỹ năng sống hằng năm cho học sinh [H1-1.10-03].

1.2. Mức 2

- Nhà trường thường xuyên tuyên truyền giáo dục CBQL, GV, NV và học sinh thực hiện an toàn giao thông, an toàn thực phẩm và phòng tránh các hiểm họa thiên tai vào các buổi chào cờ đầu tuần. Có sự phối hợp giữa nhà trường với cơ quan công an và cơ quan y tế địa phương về phương án đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tai nạn thương tích, cháy nổ, phòng tránh các hiểm họa thiên tai, phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm, phòng tránh các tệ nạn xã hội. Phối hợp lực lượng Công an xã Diên Phước tham gia trực trước cổng trường vào các giờ cao điểm. An ninh trật tự trường học được giữ vững, không có tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường; trường giữ vững đạt chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” và được cấp giấy chứng nhận của thành phố. Nhiều năm liền nhà trường được cấp trên công nhận “Cơ quan văn hóa”. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng tụ tập của một số thanh thiếu niên ở hàng quán trước cổng trường vào giờ tan học cũng gây khó khăn cho việc phụ huynh đứng chờ đón con em.[H1-1.10-01]; [H1-1.10-02]; [H3-1.10-03]; [H1-1.10-04]; [H1-1.10.6]; [H1-1.10.07]; [H1-1.10-08]; [H1-1.1-03]; [H1-1.1-06]; [H1-1.5-01];

- Nhà trường đã chỉ đạo bộ phận Đoàn – Đội, Ban Thanh tra nhân dân, lực lượng bảo vệ thường xuyên kiểm tra, thu thập, đánh giá, xử lí các thông tin, biểu hiện liên quan đến bạo lực học đường và an ninh trật tự đề ngăn chặn kịp thời khi có hiện tượng xảy ra [H1-1.10-02]. Tuy nhiên, rải rác vẫn còn một số một số ít học sinh còn vi phạm nội quy do chưa được sự quan tâm nhắc nhở của phụ huynh.

2. Điểm mạnh

- Phối hợp tốt với chính quyền, công an địa phương về việc đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong nhà trường. Công tác vệ sinh, phòng chống dịch bệnh được thực hiện đầy đủ.

- An ninh trật tự trường học được giữ vững, không có tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường; trường giữ vững đạt chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” và được cấp giấy chứng nhận của thành phố.

- Nhiều năm liền nhà trường được cấp trên công nhận “Cơ quan văn hóa”.

3. Điểm yếu

- Vẫn còn tình trạng tu tập của thanh thiếu niên ở hàng quán trước cổng trường vào giờ tan học gây khó khăn cho việc CMHS đứng chờ đón con.

- Một số ít học sinh còn vi phạm trong việc chấp hành nội quy của nhà trường do chưa được sự quan tâm nhắc nhở của CMHS.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Năm học 2021-2022 và những năm tiếp theo: Nhà trường sẽ phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Công an địa phương, các ban ngành đoàn thể và CMHS trong việc đảm bảo an ninh trật tự trong và ngoài nhà trường. Hiệu trưởng giao nhiệm vụ cho giáo viên Tổng phụ trách Đội và GVCN tiếp tục công tác tuyên truyền và phối hợp chặt chẽ hơn nữa với gia đình trong công tác giáo dục đạo đức học sinh.

- Nhà trường tiếp tục gửi tờ trình lên UBND  xã Diên  Phước kiến nghị Công an xã phối hợp giúpổn định để cổng trường  được thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phụ huynh chờ đón con em.

5. TĐG: Đạt Mức 2

Kết luận về Tiêu chuẩn 1:

Nhà trường có đủ cơ cấu tổ chức theo quy định của Điều lệ trường phổ thông. Lãnh đạo nhà trường quản lý, chỉ đạo, điều hành công việc khoa học, phù hợp với tình hình thực tế và đặc điểm nhà trường.

Trường có chiến lược xây dựng, phát triển phù hợp với điều kiện thực tế và định hướng kinh tế - xã hội của địa phương. Các tổ chuyên môn, tổ văn phòng xây dựng kế hoạch hoạt động, sinh hoạt theo định kỳ; thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng và hiệu quả công việc của các thành viên trong tổ. Mỗi Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh đều chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Về cơ cấu tổ chức, trường có đủ các khối lớp từ lớp 6 đến lớp 9; có đủ giáo viên phụ trách các bộ môn. Việc tổ chức, thực hiện kế hoạch giảng dạy và học tập đúng theo quy định của Bộ GDĐT. Ngoài ra, trường luôn tạo môi trường giảng dạy, làm việc, học tập an toàn; nghiêm túc thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý giáo dục các cấp. Trường luôn đảm bảo thực hiện Quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường; triển khai thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và phong trào thi đua yêu nước.

* Kết luận: Số lượng và tỉ lệ % các tiêu chí đạt và không đạt:

+ Đạt Mức 1: 10/10 tiêu chí, tỉ lệ 100%;

+ Đạt Mức 2: 10/10 tiêu chí, tỉ lệ 100%;

+ Đạt Mức 3: 2/5 tiêu chí, tỉ lệ 40%;

+ Không đạt: (Mức 3) : 3/5 tiêu chí, tỉ lệ 60%.

Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh

Mở đầu:

Đội ngũ CBQL, GV, NV của nhà trường có đủ mọi điều kiện và năng lực để thực hiện tốt các hoạt động giáo dục, đảm bảo đủ các yêu cầu quy định và đều được đào tạo chuyên môn phù hợp với công tác được giao, có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề, mến trẻ; có năng lực chuyên môn vững vàng, không ngừng học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, nghiệp vụ chuyên môn; đoàn kết, thống nhất cao và có ý thức giúp đỡ đồng nghiệp để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ.

Mối đoàn kết nội bộ trong nhà trường được củng cố và phát triển không ngừng. Tập thể CBQL, GV, NV trong trường đã nêu cao tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ, hỗ trợ, chia sẻ nhau trong những khó khăn trong công tác cũng như trong cuộc sống đời thường điều đó thúc đẩy hoạt động giáo dục của nhà trường ngày càng phát triển vững mạnh.

Học sinh của nhà trường đáp ứng yêu cầu theo quy định của Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.

Tiêu chí 2.1: Đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng

Mức 1:

a) Đạt tiêu chuẩn theo quy định;

b) Được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng trở lên;

c) Được bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục theo quy định.

Mức 2:

a) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 02 năm được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức khá trở lên;

b) Được bồi dưỡng, tập huấn về lý luận chính trị theo quy định; được giáo viên, nhân viên trong trường tín nhiệm.

Mức 3:

Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 01 năm được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức tốt.

1. Mô tả hiện trạng

1.1. Mức 1

- Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng có thâm niên công tác trên 20 năm [H2-2.1-01], có trình độ đào tạo đạt chuẩn (Đại học) và trình độ quản lý theo quy định tại Điều lệ trường trung học [H2-2.1-02];

- Trong 05 năm liên tiếp từ năm học 2016 - 2017 đến thời điểm TĐG, Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng được lãnh đạo Phòng GDĐT đánh giá đạt chuẩn Hiệu trưởng từ mức Đạt trở lên theo quy định chuẩn Hiệu trưởng trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học [H2-2.1-03]; [H2-2.1-04];

- Hiệu trưởng có trình độ chuyên môn đại học, trung cấp lý luận chính trị, chứng chỉ quản lý trường THCS;  Phó Hiệu trưởng có trình độ chuyên môn đại học, trung cấp lý luận chính trị và chứng chỉ quản lý trường THCS [H2-2.1-02].

1.2. Mức 2

- Trong 05 năm liên tiếp từ năm học 2016 - 2017 đến 2020 - 2021, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng được đánh giá đạt chuẩn Hiệu trưởng ở mức Khá trở lên [H2-2.1-03]; [H2-2.1-04];

- Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng được bồi dưỡng, tập huấn về lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ [H2-2.1-02]; được giáo viên, nhân viên trong trường tín nhiệm [H2-2.1-05].

1.3. Mức 3

Từ năm học 2016-2017 đến thời điểm TĐG, Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng đều đạt chuẩn ở mức khá trở lên [H2-2.1-03]. Tuy nhiên, theo chuẩn Hiệu trưởng quy định tại Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT thì khả năng sử dụng ngoại ngữ của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng còn chưa tốt.

2. Điểm mạnh

Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng đều là đảng viên, có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc; đoàn kết, năng động, có năng lực quản lý; được tập thể giáo viên và học sinh tín nhiệm, được nhân dân và CMHS tin yêu, kính trọng.

3. Điểm yếu

- Khả năng sử dụng ngoại ngữ của Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng còn chưa tốt.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Từ năm học 2021-2022, Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch tự học, tự rèn để tăng cường khả năng sử dụng ngoại ngữ.

5. TĐG: Đạt Mức 2.

Tiêu chí 2.2: Đối với giáo viên

Mức 1:

a) Số lượng, cơ cấu giáo viên đảm bảo thực hiện Chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục;

b) 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định;

c) Có ít nhất 95% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên.

Mức 2:

a) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, tỉ lệ giáo viên trên chuẩn trình độ đào tạo được duy trì ổn định và tăng dần theo lộ trình phù hợp;

b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên, trong đó có ít nhất 60% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên và ít nhất 50% ở mức khá trở lên đối với trường thuộc vùng khó khăn;

c) Có khả năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, định hướng phân luồng cho học sinh; có khả năng hướng dẫn nghiên cứu khoa học; trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá không có giáo viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.

Mức 3:

a) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 80% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 30% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt; đối với trường thuộc vùng khó khăn có ít nhất 70% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 20% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt;

b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, giáo viênbáo cáo kết quả nghiên cứu khoa học.

1. Mô tả hiện trạng

1.1. Mức 1

- Năm học 2020-2021 trường có 52 giáo viên và 28 lớp đạt tỉ lệ 1,86 giáo viên/lớp, cơ cấu giáo viên đáp ứng được việc thực hiện chương trình và tổ chức các hoạt động giáo dục [H1-1.7-02]. Tuy nhiên giáo viên môn Tin học chỉ được đào tạo là môn ghép, chỉ 01 có giáo viên chuyên sâu thực thụ;

- 100% giáo viên có trình độ cao đẳng trở lên, đạt chuẩn trình độ đào tạo theo Luật Giáo dục 2005. Tuy nhiên, theo Luật Giáo dục 2019 còn 02 giáo viên chưa đạt chuẩn (có trình độ cao đẳng) [H2-2.2-02]; [H2-2.2-03];

- Trong 5 năm liên tiếp, tính đến thời TĐG có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS từ mức đạt trở lên [H2-2.2-01].

1.2. Mức 2

- Trong 05 năm liên tiếp kể từ năm 2016 đến năm 2021, nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên theo học các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ đáp ứng chuẩn trình độ đào tạo theo Luật Giáo dục 2019. Tỉ lệ giáo viên có trình độ đại học và sau đại học được duy trì ổn định và tăng dần theo từng năm [H2-2.2-03];

- Từ năm 2016 đến nay, nhà trường có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp từ mức khá trở lên theo quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS [H2-2.2-01]; [H2-2.2-04];

- Giáo viên có khả năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm lồng ghép trong các tiết học như làm thí nghiệm môn Sinh học, Hóa học, Vật lý, thực hành đo đạc môn Toán; trải nghiệm trong trường như trồng cây, làm cỏ, chăm sóc các bồn hoa, cây cảnh trong trường [H2-2.2-06]; [H2-2.2-07]. Giáo viên có khả năng định hướng nghề nghiệp, phân luồng nghề nghiệp sau THCS, hàng năm GVCN lớp 9 đều dạy các tiết hướng nghiệp, phối hợp với các trường đào tạo nghề, tổ chức các buổi tuyên truyền, phân tích, định hướng cho phụ huynh hiểu rõ và giúp các em chọn lựa nghề yêu thích sau khi tốt nghiệp THCS [H2-2.2-05];

Hằng năm đều có giáo viên hướng dẫn học sinh tham gia thi sáng tạo khoa học kỹ thuật. Kết quả có nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học của học sinh đạt giải cấp huyện, cấp tỉnh [H2-2.2-08]; [H2-2.2-09].

Số dự án
đạt giải

Năm học
2016 - 2017

Năm học
2017 - 2018

Năm học
2018 - 2019

Năm học
2019 - 2020

Năm học
2020 - 2021

Cấp
tỉnh

01 giải
khuyến khích

/

/

01 giải
khuyến khích

01 giải Tư

Bảng thống kê kết quả cuộc thi khoa học kỹ thuật của học sinh nhà trường

Trong 05 năm liên tiếp từ năm học 2016 - 2017 đến thời điểm đánh giá không có giáo viên bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên [H1-1.9-01].

1.3. Mức 3

- Trong 05 năm liên tiếp tính đến năm 2021, có 80% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có trên 30% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt [H1-1.2-05]; [H2-2.2-01]; [H2-2.2-04];

- Nhà trường khuyến khích cán bộ, giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm hàng năm [H5-5.1-06] và hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Từ năm học 2016-2017 đến thời điểm TĐG, hàng năm nhà trường đều có giáo viên có sáng kiến và hướng dẫn học sinh tham gia thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học [H2-2.2-08]; [H2-2.2-09]. Tuy nhiên, trong 5 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá chưa có giáo viên nào báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học.

2. Điểm mạnh

- Số lượng, trình độ đào tạo của giáo viên đáp ứng được nhu cầu giáo dục, đào tạo của nhà trường; 100% giáo viên nhà trường có trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên, 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp, cơ cấu đầy đủ các bộ môn theo quy định. Giáo viên được phân công giảng dạy theo đúng chuyên môn được đào tạo. Đa số giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.

- Việc đánh giá, xếp loại giáo viên trong nhà trường luôn diễn ra khách quan, công bằng. Giáo viên có tinh thần học tập, thi đua nâng cao chất lượng giảng dạy nên tỉ lệ giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp thành phố, cấp tỉnh cao (năm học 2021-2022 có 06 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, năm học 2020-2021 có 02 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh).

3. Điểm yếu

- Cơ cấu giáo viên chưa thật hợp lý ( chỉ có 01 gióa viên Tin học và chưa có được đào tạo là môn ghép Lịch sử- Địa lý và giáo viên môn Khoa học tự nhiên).

- Còn 02 giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo theo Luật Giáo dục 2019.

- Chưa có giáo viên nào báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Hiệu trưởng tham mưu với Phòng GDĐT, đông viên tạo điều kiện giáo viên tự học để nhằm bảo đảm cơ cấu giáo viên đủ theo bộ môn.

- Nhà trường xây dựng kế hoạch nâng chuẩn đào tạo theo lộ trình. Dự kiến đến năm 2024, 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo Luật Giáo dục 2019. Cụ thể có 01 giáo viên chưa đạt chuẩn có tuổi đời từ 30 đến 45, nhà trường tạo điều kiện tham gia học các lớp đại học đúng chuyên môn từ nguồn kinh phí theo quy định và cá nhân tự túc; 01 giáo viên còn lại có tuổi đời trên 55 tuổi nhà trường động viên tự bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu dạy học cho đến khi nghỉ hưu.

- Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học cho giáo viên, tích cực vận động giáo viên tham gia viết đề tài Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.

Thời gian thực hiện: Từ năm học 2021 – 2022.

5. TĐG: Đạt Mức 2

Tiêu chí 2.3: Đối với nhân viên

Mức 1:

a) Có nhân viên hoặc giáo viên kiêm nhiệm để đảm nhiệm các nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công;

b) Được phân công công việc phù hợp, hợp lý theo năng lực;

c) Hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Mức 2:

a) Số lượng và cơ cấu nhân viên đảm bảo theo quy định;

b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, không có nhân viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.

Mức 3:

a) Có trình độ đào tạo đáp ứng được vị trí việc làm;

b) Hằng năm, được tham gia đầy đủ các khóa, lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm.

1. Mô tả hiện trạng

1.1. Mức 1

- Nhà trường có 9 nhân viên gồm 01 nhân viên kế toán, 01 nhân viên y tế, 01 nhân viên văn thư  kiêm thủ quỹ, 01 nhân viên thư viện, 01 nhân viên thiết bị, 03 nhân viên bảo vệ, 01 nhân viên phục vụ [H1-1.5-01]. Tất cả nhân viên đều đảm nhiệm các nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công [H1-1.7-02];

- Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào hợp đồng lao động, trình độ đào tạo, vị trí việc làm đã phân công nhiệm vụ cho nhân viên phù hợp với năng lực từng người [H1-1.7-02]; [H2-2.2-02]; [H2-2.2-03];

- Hằng năm, nhân viên nhà trường đều được xếp loại hoàn thành nhiệm vụ trở lên [H1-1.2-05]; [H2-2.3-01].

1.2. Mức 2

- Nhà trường có đủ số lượng và cơ cấu nhân viên theo quy định tại Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/20217 của Bộ GDĐT về hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong cơ sở giáo dục phổ thông công lập [H1-1.5-01]; [H1-1.7-02];

- Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, không có nhân viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên [H1-1.7-07]; [H2-2.3-01].

1.3. Mức 3

- Nhân viên có trình độ đào tạo phù hợp với vị trí việc làm: Nhân viên kế toán trình độ đại học, nhân viên y tế trình độ trung cấp, nhân viên thiết bị trình độ cao đẳng, nhân viên thư viện trình độ trung cấp [H1-1.7-05]; [H2-2.2-02];

- Hằng năm, nhân viên thiết bị, kế toán, văn thư, y tế học đường được tham gia đầy đủ các khóa, lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm [H2-2.3-02]; [H2-2.3-03]. Tuy nhiên còn mặt hạn chế là 01nhân viên bảo vệ của trường chưa được tập huấn về công tác phòng cháy chữa cháy và nghiệp vụ bảo vệ.

2. Điểm mạnh

- Đội ngũ nhân viên nhà trường đầy đủ theo quy định, đạt yêu cầu về trình độ đào tạo; nhiệt tình, trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Nhân viên nhà trường được phân công nhiệm vụ phù hợp, hợp lý, nhiệt tình, trách nhiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; nhân viên thiết bị, kế toán, văn thư, y tế được tập huấn nghiệp vụ hàng năm theo kế hoạch của Phòng GDĐT.

3. Điểm yếu

Có 01nhân viên bảo vệ của trường chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác phòng cháy chữa cháy và nghiệp vụ bảo vệ.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Ngay từ đầu năm học 2021 - 2022, nhà trường sẽ lập danh sách cử nhân viên bảo vệ tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy khi có lớp bồi dưỡng.

5. Tự đánh giá: Đạt Mức 2

Tiêu chí 2.4: Đối với học sinh

Mức 1:

a) Đảm bảo về tuổi học sinh theo quy định;

b) Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định;

c) Được đảm bảo các quyền theo quy định.

Mức 2:

Học sinh vi phạm các hành vi không được làm được phát hiện kịp thời, được áp dụng các biện pháp giáo dục phù hợp và có chuyển biến tích cực.

Mức 3:

Học sinh có thành tích trong học tập, rèn luyện có ảnh hưởng tích cực đến các hoạt động của lớp và nhà trường.

1. Mô tả hiện trạng

- Học sinh có đủ 4 khối lớp từ khối lớp 6 đến khối lớp 9. Tuổi của học sinh vào lớp 6 là 11 tuổi, có học sinh lớn tuổi nhưng không vượt quá tuổi so với quy định tại Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học [H1-1.2-06]; [H1-1.5-01]; [H1-1.5-02]; [H1-1.6-04];

- Vào đầu mỗi năm học, nhà trường đều tổ chức cho học sinh toàn trường học tập nội quy và nhiệm vụ của học sinh được quy định tại Điều lệ trường THCS, nội quy nhà trường, những hành vi học sinh không được làm... Nhờ vậy, trong những năm qua không có trường hợp học sinh vi phạm nghiêm trọng về hạnh kiểm gây ảnh hưởng xấu đến nhà trường, giáo viên, học sinh [H2-2.4-02]. Tuy nhiên, vẫn còn một số học sinh còn vi phạm nội quy nhà trường;

- Học sinh được đảm bảo các quyền theo quy định như môi trường học tập vệ sinh, an toàn; được tôn trọng, được công bằng, công khai trong đánh giá; được tham gia các hoạt động ngoại khóa do nhà trường tổ chức; được xét miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập đối với diện chính sách, được khám, chăm sóc sức khỏe hàng năm [H1-1.6-08].

1.2. Mức 2

Đa số học sinh có ý thức kỉ luật tốt, chấp hành nội quy trường lớp một cách nghiêm túc. Một vài học sinh thực hiện chưa tốt nội quy nhà trường được phát hiện kịp thời, được áp dụng các biện pháp giáo dục phù hợp và có chuyển biến tích cực. Tổng phụ trách Đội xây dựng quy chế thi đua dành cho các lớp, có đội ngũ sao đỏ theo dõi nề nếp, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm kỉ luật nhà trường. GVCN luôn nhắc nhở kịp thời đến học sinh trong việc nâng cao ý thức kỉ luật, phối hợp chặc chẽ với gia đình trong các hoạt động giáo dục chính khóa và ngoài giờ lên lớp [H1-1.5-03]; [H1-1.5-04]; [H2-2.4-02]; [H2-2.4-03].

1.3. Mức 3

Trong những năm gần đây, thành tích thi chọn học sinh giỏi các cấp của nhà trường được nâng lên rõ rệt, có ảnh hưởng tích cực đến các hoạt động của lớp và nhà trường, góp phần nâng vị thế của trường. Nổi bật nhất là liên túc các năm học 2018 – 2019 ,2019- 2020 ,  2020 – 2021 trường điều có học sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh, và có  học sinh trúng tuyển kỳ thi tuyển sinh lớp 10 trường THPT chuyên Lê Quý Đôn [H2-2.4-02]; [H2-2.4-03]; [H5-5.2-03].

2. Điểm mạnh

- Học sinh của trường đảm bảo về độ tuổi theo quy định, thực hiện đầy đủ nhiệm vụ học sinh, thc hiện tốt nội quy của nhà trưng giao tiếp văn h, đạt nhiều thành tích cao trong học tập và các hoạt động khác.

- Nhà trường luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện để đảm bảo quyền lợi của học sinh.

3. Điểm yếu

Một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn như cha mẹ li hôn, đi làm ăn xa nên việc quan tâm, chăm sóc dẫn đến các em lơ là trong học tập và rèn luyện ý thức tuân thủ kỉ luật nhà trường.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2021 - 2022 và những năm tiếp theo, nhà trường tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục. Kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường, đặc biệt là ban đại diện CMHS giáo dục đạo đức cho học sinh.

5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3

Kết luận về Tiêu chuẩn 2:

Nhà trường có tổng số 53 CBQL, GV, NV được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, được phân công công việc phù hợp. Ban giám hiệu đảm bảo về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và nghiệp vụ quản lý giúp cho công tác quản lý nhà trường ngày càng hiệu quả và khoa học. Đội ngũ giáo viên nhà trường hầu hết đạt chuẩn, có 02  giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục 2019. Nhiều giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, kinh nghiệm giảng dạy tốt, là giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.

Nhà trường luôn quan tâm đến chế độ của CBQL, GV, NV và học sinh kịp thời; luôn động viên, khen thưởng trong các phong trào thi đua tạo động lực phấn khởi, yên tâm công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Trong nhà trường mối đoàn kết nội bộ được xây dựng và củng cố bền chặt. Bên cạnh đó, nhà trường luôn có mối quan hệ tốt đẹp với toàn thể CMHS, chính quyền địa phương, các mạnh thường quân trong và ngoài nhà trường để có thể giúp và tạo điều kiện cho các em có hoàn cảnh khó khăn vượt khó học tập.

Học sinh của trường đều đúng độ tuổi, đa phần ngoan, hiền, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của người học sinh theo quy định, có ý thức vươn lên trong học tập và rèn luyện. Nhiều học sinh của trường đạt thành tích cao trong học tập và các phong trào thi đua.

* Kết luận: Số lượng và tỉ lệ % các tiêu chí đạt và không đạt:

+ Đạt Mức 1: 4/4 tiêu chí, tỉ lệ 100%;

+ Đạt Mức 2: 4/4 tiêu chí, tỉ lệ 100%;

+ Đạt Mức 3: 1/4 tiêu chí, tỉ lệ 25%;

+ Không đạt (Mức 3): 3/4 tiêu chí, tỉ lệ 75%.

Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

Mở đầu:

CSVC và trang thiết bị dạy học là điều kiện thiết yếu không thể thiếu được để tổ chức thực hiện dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Trong các năm học qua, trường THCS Nguyễn Huệ đã không ngừng tranh thủ các nguồn đầu tư của nhà nước, các nguồn xã hội hóa để chăm lo xây dựng CSVC và tăng cường trang thiết bị dạy học, ổn định khuôn viên nhà trường. Nhà trường có hệ thống biển trường và tường rào bảo vệ tương đối vững chắc, hệ thống nước sạch ổn định. Trường có đầy đủ phòng học và các phòng chức năng phục vụ cho hoạt động dạy và học. Phòng chức năng được trang bị tương đối đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng dạy học hiện đại đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu, học tập của CBQL, GV, NV và học sinh. CSVC và trang thiết bị tương đối đầy đủ và hiện đại đảm bảo yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay, nhà trường đã phát huy tốt CSVC hiện có, phục vụ có hiệu quả cho các hoạt động giáo dục của nhà trường một cách toàn diện.

Tiêu chí 3.1: Khuôn viên, khu sân chơi, bãi tập

Mức 1:

a) Khuôn viên đảm bảo xanh, sạch, đẹp, an toàn để tổ chức các hoạt động giáo dục;

b) Có cổng trường, biển tên trường và tường hoặc rào bao quanh;

c) Khu sân chơi, bãi tập có đủ thiết bị tối thiểu, đảm bảo an toàn để luyện tập thể dục, thể thao và các hoạt động giáo dục của nhà trường.

Mức 2:

Khu sân chơi, bãi tập đáp ứng yêu cầu tổ chức các hoạt động giáo dục.

Mức 3:

Các trường nội thành, nội thị có diện tích ít nhất 6m2/ học sinh; các trường khu vực nông thôn có diện tích ít nhất 10m2/ học sinh; đối với trường trung học được thành lập sau năm 2001 đảm bảo có diện tích mặt bằng theo quy định. Khu sân chơi, bãi tập có diện tích ít nhất bằng 25% tổng diện tích sử dụng của trường.

1. Mô tả hiện trạng

1.1. Mức 1

- Nhà trường có khuôn viên xanh, sạch, đẹp với diện tích 12.000m2 [H3-3.1-01]; có trồng cây xanh, bồn hoa, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, có hệ thống camera quan sát từng khu vực. Khuôn viên đảm bảo an toàn để tổ chức các hoạt động giáo dục [H3-3.1-02]. Năm học 2020 - 2021 nhà trường có trồng thêm cây xanh. Tuy nhiên cây xanh mới trồng nên độ che phủ bóng mát chưa rộng;

- Trường có cổng trường xây kiên cố, quy mô có biển tên trường đảm bảo đúng quy định và có tính thẩm mĩ, tính an toàn và độ bề thế của nhà trường. Trường có hệ thống tường bao xung quanh khép kín, tất cả các khu vực trong trường được bố trí hợp lí, sạch sẽ, thoáng mát [H3-3.1-03];

- Khu sân chơi, bãi tập của nhà trường có diện tích 9.000 m2, có đủ thiết bị tối thiểu, đảm bảo an toàn để luyện tập thể dục, thể thao và các hoạt động giáo dục của nhà trường như đá cầu, cầu lông, bóng đá, bóng chuyền, nhảy xa, có các dụng cụ tối thiểu để phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên, việc tập luyện TDTT của học sinh tuy nhiên sân bóng đá chưa có hệ thộng rút nước [H3-3.1-04].

1.2. Mức 2

Sân trường, bãi tập TDTT mặt sân bằng phẳng, được bê tông hóa, đáp ứng yêu cầu tổ chức các hoạt động giáo dục, sinh hoạt ngoại khóa, HĐNGLL, tổ chức hội khỏe phù đổng cấp trường [H3-3.1-04].

1.3. Mức 3

Trường có diện tích 12.000m2, kết cấu khu phòng học gồm 2 dãy lầu2 tầng ( 8 phòng học), và 03 dãy ( 11 phòng) trệt, khu làm việc và phòng thực hành 2 tầng [H3-3.1-01] với tổng diện tích sử dụng 9418m2/836 học sinh, bình quân 11.3 m2/học sinh [H3-3.1-02]. Sân chơi, bãi tập có diện tích 9.000 m2 chiếm 75% tổng diện tích sử dụng. Diện tích trường và sân chơi, bãi tập đáp ứng tốt [H3-3.1-04].

2. Điểm mạnh

- Khuôn viên nhà trường xanh, sạch, đẹp, an toàn đảm bảo cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục và đảm bảo an ninh trường học.

-Khuôn viên nhà trường (12.000m2), sân chơi bãi tập (9.000 m2 ) tương đối tốt so với số học sinh hiện có, nên việc tổ chức các hoạt động giáo dục khá thuận lợi.

- Ban lao động nhà trường thường xuyên tổ chức cho học sinh tham gia lao động vệ sinh và chăm sóc cây trồng để đảm bảo xanh – sạch – thoáng mát.

3. Điểm yếu

- Sân bóng còn thấp nên đọng nước vào mùa mưa.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Từ năm học 2021 – 2022 kiến nghị với lãnh đạo Phòng GDĐT tham mưu lãnh đạo UBND huyện có kế hoạch dài hạn nâng cấp sân bóng đá tạo điều kiện  học sinh vui chơi học tập.

5. TĐG: Đạt Mức 2

Tiêu chí 3.2: Phòng học, phòng học bộ môn và khối phục vụ học tập

Mức 1:

a) Phòng học có đủ bàn ghế phù hợp với tầm vóc học sinh, có bàn ghế của giáo viên, có bảng viết, đủ điều kiện về ánh sáng, thoáng mát; đảm bảo học nhiều nhất là hai ca trong một ngày;

b) Có đủ phòng học bộ môn theo quy định;

c) Có phòng hoạt động Đoàn - Đội, thư viện và phòng truyền thống.

Mức 2:

a) Phòng học, phòng học bộ môn được xây dựng đạt tiêu chuẩn theo quy định, đảm bảo điều kiện thuận lợi cho học sinh khuyết tật học hòa nhập;

b) Khối phục vụ học tập, đáp ứng yêu cầu các hoạt động của nhà trường và theo quy định.

Mức 3:

Các phòng học, phòng học bộ môn có đủ các thiết bị dạy học theo quy định. Có phòng để tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh hoàn cảnh đặc biệt (nếu có).

1. Mô tả hiện trạng:

1.1. Mức 1

- Nhà trường có 19 phòng học/22 lớp, đủ cho khối 8, 9 học buổi sáng và khối 6, 7 học buổi chiều. Phòng học có diện tích 54 m2, thông thoáng, đủ ánh sáng, trang bị đầy đủ bóng điện, quạt trần. Toàn bộ bảng viết là bảng từ chống lóa đảm bảo theo quy định, có hệ thống nước uống phục vụ học sinh đảm bảo an toàn vệ sinh. Mỗi phòng học trang bị 24 bộ bàn ghế 2 chỗ ngồi hoặc 12 bộ bàn ghế 4 chỗ ngồi đủ cho học sinh sử dụng. Bộ bàn ghế được làm bằng khung sắt, mặt gỗ, đảm bảo theo quy cách, phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS [H3-3.2-01];

- Nhà trường có 05 phòng bộ môn gồm: 01 phòng thực hành Vật lý - Công nghệ, 01 phòng thực hành Hóa - Sinh, 02 phòng Tin học với 42 máy tính được kết nối Internet, 01 phòng Âm nhạc [H3-3.2-02]. Tất cả các phòng bộ môn đều đảm bảo có đầy đủ bàn ghế, đèn, quạt và các thiết bị, dụng cụ, trang thiết bị đảm bảo an toàn, đúng đặc trưng bộ môn [H3-3.2-03];

- Nhà trường có các phòng phục vụ học tập: phòng Đoàn Đội, phòng Thư viện và phòng truyền thống Đội để cho học sinh, giáo viên tham khảo, nghiên cứu và tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống [H3-3.2-04].

1.2. Mức 2

- Phòng học, phòng học bộ môn được xây dựng đạt tiêu chuẩn theo quy định. Mỗi phòng học có diện tích 54m2 với 1 cửa ra vào, 3 cửa sổ  lớn [H3-3.2-01]; phòng Tin học có diện tích 54m2; phòng thí nghiệm thực hành có diện tích 54m2, đều có 1 cửa ra vào, 3 cửa sổ lớn tuy nhiên bàn, ghế phòng bộ môn là  bình thường  ( bàn học sinh) chưa phải chuyên dùng [H3-3.2-03];

- Khối phục vụ học tập như: Phòng Thư viện, phòng Đoàn - Đội, phòng Truyền thống Đội,... đáp ứng yêu cầu các hoạt động giáo dục của nhà trường theo quy định [H3-3.2-04]. Nhà trường chưa có nhà đa năng nên việc tổ chức các hoạt động học tập, thể thao, văn nghệ, sinh hoạt ngoại khóa còn gặp khó khăn.

1.3. Mức 3

Phòng học, phòng học bộ môn có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học theo quy định [H3-3.2-02]. Cụ thể: Phòng Tin học trang bị 21 máy vi tính có kết nối Internet. Phòng học có đủ bàn ghế cho giáo viên và học sinh, có hệ thống chiếu sáng, đảm bảo vệ sinh của phòng máy; phòng thực hành Vật lý và Công nghệ, phòng thực hành Hóa - Sinh được trang bị đầy đủ bàn thực hành cho giáo viên và học sinh, có đủ tủ, giá đựng thiết bị thí nghiệm. Có đủ hệ thống điện, hệ thống nước rửa, có đủ bảng nội quy và lịch đăng kí giảng dạy theo đúng tiêu chuẩn của Bộ GDĐT. Tuy nhiên sơn tường ở các phòng học đã cũ do thời gian xây dựng trường trên 30 năm.

2. Điểm mạnh

Nhà trường có đầy đủ phòng học, phòng bộ môn,  đáp ứng phục vụ dạy và học của giáo viên và học sinh.

3. Điểm yếu

Sơn tường các phòng học đã cũ do thời gian xây dựng trường quá lâu. Một số phòng bộ môn Âm Nhạc, phòng thực hành chưa trang thiết bị  phù hợp, còn sử dụng chung để tổ chức hoạt động giáo dục khác, chưa có phòng dạy và học tiếng Anh.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2021-2022, nhà trường tham mưu với Phòng GDĐT  có kế hoạch xây nhà đa năng và sơn lại các phòng học, phòng bộ môn, trang bị thiết bị cho thiết bị phòng bộ môn Tiếng Anh, Âm Nhạc, Mỹ Thuật.

5. TĐG: Đạt Mức 2

Tiêu chí 3.3: Khối hành chính - quản trị

Mức 1:

a) Đáp ứng yêu cầu tối thiểu các hoạt động hành chính - quản trị của nhà trường;

b) Khu để xe được bố trí hợp lý, đảm bảo an toàn, trật tự;

c) Định kỳ sửa chữa, bổ sung các thiết bị khối hành chính - quản trị.

Mức 2:

Khối hành chính - quản trị theo quy định; khu bếp, nhà ăn, nhà nghỉ (nếu có) phải đảm bảo điều kiện sức khỏe, an toàn, vệ sinh cho giáo viên, nhân viên và học sinh.

Mức 3:

Khối hành chính - quản trị có đầy đủ các thiết bị được sắp xếp hợp lý, khoa học và hỗ trợ hiệu quả các hoạt động nhà trường.

1. Mô tả hiện trạng

1.1. Mức 1

- Trường có đầy đủ các phòng thuộc khối phòng hành chính - quản trị theo quy định, cụ thể: 01 phòng văn kế toán, phòng làm việc của Hiệu trưởng, phòng làm việc của Phó Hiệu trưởng, 01 phòng công đoàn, 01 phòng y tế, 01 phòng Hội đồng giáo viên, 01 phòng  tiếp dân, 01 phòng bảo vệ, 02 phòng kho [H3-3.3-01]; Nhà trường có phòng y tế riêng biệt, thoáng mát, sạch sẽ với đầy đủ trang thiết bị phục vụ sơ cứu và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBQL, GV, NV và học sinh [H3-3.3-02]; Khối hành chính trang bị đầy đủ máy tính có kết nối Internet phục vụ công tác quản lý và công tác dạy học. Có máy in, máy photocopy đáp ứng các yêu cầu của công việc [H3-3.3-03]. Tuy nhiên một số thiết bị (máy tính, máy in, ...) đã xuống cấp theo thời gian do sử dụng  lâu;

- Khu vực để xe được bố trí hợp lý, đảm bảo an toàn, trật tự. Với hai khu vực để xe học sinh và giáo viên khác nhau. Tất cả đều có mái che, hệ thống camera quan sát đảm bảo an toàn trong quản lý tài sản và nề nếp nhà trường [H3-3.3-04];

- Hằng năm, nhà tường có kế hoạch đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị mới, sửa chữa các thiết bị hư hỏng cho khối hành chính - quản trị để đáp ứng yêu cầu quản lí và giảng dạy cũng như các hoạt động giáo dục khác [H3-3.3-05].

1.2. Mức 2

Các phòng ở khối phòng hành chính - quản trị được xây dựng ở vị trí thuận tiện cho yêu cầu quản lý của nhà trường, đủ cơ số phòng, mỗi phòng đảm bảo đủ diện tích làm việc và tiếp khách, không gian thoáng mát, thân thiện, phục vụ tốt hoạt động hành chính - quản trị và đảm bảo điều kiện sức khoẻ, an toàn, vệ sinh cho giáo viên, nhân viên và học sinh [H3-3.3-01]. Nhà trường không có nhà nghỉ cho giáo viên, sơn tường, cửa đã bong tróc.

1.3. Mức 3

Các phòng ở khối hành chính - quản trị đều được trang bị đầy đủ các trang thiết bị và máy móc cần thiết phù hợp với công tác chuyên môn của từng bộ phận như: bàn ghế làm việc, tiếp khách, tủ đựng hồ sơ, quạt, đèn, máy vi tính kết nối mạng Internet tốc độ cao, máy in, máy photocopy, trang trí các bảng biểu để theo dõi kế hoạch hoạt động và phổ biến thông tin, số liệu, được sắp xếp khoa học, hợp lý. Tất cả các trang thiết bị ở khối phòng hành chính - quản trị hỗ trợ hiệu quả cho các hoạt động trong nhà trường [H3-3.3-03].

2. Điểm mạnh

Khối hành chính - quản trị của trường có đầy đủ cơ số phòng, rộng rãi, thoáng mát, có đủ các loại trang thiết bị hiện đại và được sắp xếp hợp lý, khoa học hỗ trợ hiệu quả các hoạt động hành chính, quản trị nhà trường, phục vụ tốt các hoạt động giảng dạy và giáo dục. Hệ thống camera quan sát, hệ thống đèn chiếu sáng đảm bảo tốt cho các hoạt động giáo dục.

3. Điểm yếu

Một số thiết bị văn phòng như máy pho to máy in bị xuống cấp theo thời gian.Sơn tường, cửa đã bong tróc.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Trong năm học 2021 – 2022, nhà trường xây dựng kế hoạch để mua sắm thêm thiết bị mới, thay mới các trang thiết bị đã hư hỏng, xuống cấp và sơn tường khu hành chính.

5. TĐG: Đạt Mức 3

Tiêu chí 3.4: Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước

Mức 1:

a) Khu vệ sinh riêng cho nam, nữ, giáo viên, nhân viên, học sinh đảm bảo không ô nhiễm môi trường; khu vệ sinh đảm bảo sử dụng thuận lợi cho học sinh khuyết tật học hòa nhập;

b) Có hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường; hệ thống cấp nước sạch đảm bảo nước uống và nước sinh hoạt cho giáo viên, nhân viên và học sinh;

c) Thu gom rác và xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường.

Mức 2:

a) Khu vệ sinh đảm bảo thuận tiện, được xây dựng phù hợp với cảnh quan và theo quy định;

b) Hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý chất thải đáp ứng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế.

1. Mô tả hiện trạng

1.1. Mức 1

- Nhà trường có đầy đủ các công trình vệ sinh. Cụ thể: 3 khu nhà vệ sinh dành cho giáo viên, nhân viên; 2 khu nhà vệ sinh dành cho học sinh được bố trí riêng biêt đảm bảo vệ sinh. Tất cả các nhà vệ sinh đều có hai khu vực dành riêng cho nam nữ riêng biệt. Số bệ tiêu, tiểu đủ đáp ứng yêu cầu cho học sinh từng xuất học, xây dựng đúng quy cách thuận lợi cho học sinh khuyết tật học hòa nhập. Nhà trường có nhân viên phục vụ dọn dẹp nhà vệ sinh vào đầu, giữa và cuối buổi do vậy nhà vệ sinh luôn luôn sạch sẽ đảm bảo không ô nhiễm môi trường [H3-3.4-01];

- Nhà trường có nguồn nước giếng khoan được sử dụng để sinh hoạt hằng ngày, dùng trong nhà vệ sinh và tưới cây. Toàn trường sử dụng nước uống từ hệ thống lọc đã được kiểm định của Sở Y tế. Trường có hệ thống thoát nước, tuy nhiên khu vực gần  dãy nhà xe học sinh vào mùa mưa còn ứ đọng nước do thấp [H3-3.1-03]; [H3-3.4-02];

- Nhà trường hợp đồng với nhân viên phục vụ làm vệ sinh và thu gom rác thải hằng ngày, các thùng rác được bố trí hợp lý trong sân trường và được thu gom hàng ngày bởi Công ty vệ sinh môi trường đô thị huyện Diên Khánh đảm bảo trường học luôn sạch đẹp [H3-3.4-04].

1.2. Mức 2

- Khu vệ sinh của CBQL, GV, NV được bố trí hợp lý hoặc gần các phòng làm việc đảm bảo thuận lợi cho việc sử dụng, phù hợp với cảnh quan và theo quy định. Khu vệ sinh của học sinh tách biệt khu học tập.Các khu vệ sinh luôn được đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng không gây ô nhiễm môi trường [H3-3.4-01];

- Nhà trường có hệ thống cung cấp nước sạch; hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý chất thải đáp ứng quy định tại khoản 1 và 3 Điều 5 Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BGDĐT- BYT quy định về công tác y tế trường học. Nhà trường tự cung cấp nước uống, sinh hoạt đảm bảo quy chuẩn kĩ thuật quốc gia (QCVN 01:2009/BYT) ban hành kèm theo Thông tư số 04/2009/TT-BYT được xử lí bằng tia cực tím đạt tiêu chuẩn, đã được Trung tâm y tế dự phòng kiểm định [H3-3.4-02]; [H3-3.4-03]; [H3-3.4-04].

2. Điểm mạnh

Trường có hệ thống công trình phụ sạch sẽ; có nguồn nước sạch đảm bảo vệ sinh, an toàn; nước uống được xử lí bằng tia cực tím đạt tiêu chuẩn.

3. Điểm yếu

Hệ thống thoát nước chưa được thông thoáng vào mùa mưa .

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Từ năm học 2021-2022 Hiệu trưởng lên kế hoạch nạo vét cống rãnh, xây thêm hố ga rút nước, giao nhiệm vụ cho trưởng ban lao động, phụ trách CSVC thường xuyên kiểm tra và có phương án che chắn rác thải rơi xuống cống thoát nước.

5. TĐG: Đạt Mức 2

Tiêu chí 3.5: Thiết bị

Mức 1:

a) Có đủ thiết bị văn phòng và các thiết bị khác phục vụ các hoạt động của nhà trường;

b) Có đủ thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu tối thiểu theo quy định;

c) Hằng năm các thiết bị được kiểm kê, sửa chữa.

Mức 2:

a) Hệ thống máy tính được kết nối Internet phục vụ công tác quản lý, hoạt động dạy học;

b) Có đủ thiết bị dạy học theo quy định;

c) Hằng năm, được bổ sung các thiết bị dạy học và thiết bị dạy học tự làm.

Mức 3:

Phòng thí nghiệm hoặc khu vực thực hành (nếu có) đủ thiết bị đảm bảo hoạt động thường xuyên và hiệu quả; thiết bị dạy học, thiết bị dạy học tự làm được khai thác, sử dụng hiệu quả đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

1. Mô tả hiện trạng

1.1. Mức 1

- Nhà trường có đủ thiết bị văn phòng và các thiết bị khác phục vụ các hoạt động giáo dục: máy photocopy, máy tính, máy in, máy chiếu, hệ thống âm thanh , ti vi… [H3-3.5-01];

- Nhà trường có đủ thiết bị dạy học tối thiểu ở các khối lớp, đáp ứng được yêu cầu cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục. Việc sắp xếp hợp lý, khoa học việc khai thác, sử dụng thiết bị trong dạy học, giáo dục được giáo viên thực hiện tốt [H3-3.5-02]. Tuy nhiên, có một số đồ dùng dạy học chất lượng kém, độ chính xác không cao, mau hư hỏng;

- Hàng năm, nhân viên phụ trách thiết bị luôn kết hợp với các tổ, nhóm bộ môn tiến hành kiểm kê đồ dùng dạy học, đề xuất sửa chữa, thanh lý đồ dùng hư hỏng [H3-3.5-04].

1.2. Mức 2

- Tất cả các máy tính trong nhà trường đều được kết nối Internet phục vụ cho công tác quản lý, truy cập thông tin để dạy học [H3-3.5-06];

- Nhà trường có đủ đầy thiết bị dạy học cho các bộ môn theo quy định, được giáo viên đưa vào danh mục sử dụng trong kế hoạch dạy học [H3-3.5-02];

- Hằng năm, GVBM và nhân viên phụ trách thiết bị có đề xuất mua sắm thêm trang thiết bị, sửa chữa những đồ dùng bị hư hỏng [H3-3.3-05]. Từ năm học 2019 – 2020 nhà trường có trang bị tivi trong một số phòng bộ môn, có phòng dạy máy chiếu nhằm tăng cường chất lượng dạy học [H3-3.5-07]; Các tổ chuyên môn hằng năm đều đăng ký tự làm một thiết bị dạy học, tham gia thi đồ dùng dạy học cấp trường [H3-3.5-03].

1.3. Mức 3

Phòng thực hành được trang bị đầy đủ bàn thực hành cho giáo viên và học sinh, có đủ tủ, giá đựng thiết bị thí nghiệm; hệ thống điện, hệ thống nước rửa, có đủ bảng nội quy và lịch đăng kí giảng dạy theo đúng tiêu chuẩn của Bộ GDĐT đảm bảo hoạt động thường xuyên và hiệu quả [H3-3.5-02]. Giáo viên thường xuyên sử dụng thiết bị dạy học và thiết bị dạy học tự làm phục vụ giảng dạy và học tập trong các giờ lên lớp, các giờ thí nghiệm thực hành [H3-3.5-08].

2. Điểm mạnh

- Nhà trường có đủ thiết bị văn phòng và thiết bị dạy học phục vụ các hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu theo quy định.

- Hệ thống máy tính được kết nối Internet ổn định phục vụ công tác quản lí, hoạt động dạy học của nhà trường.

- Hàng năm đều tiến hành kiểm kê tài sản, sửa chữa, nâng cấp, bổ sung đồ dùng và thiết bị dạy học.

3. Điểm yếu

Một số thiết bị dạy học đã cũ, sử dụng lâu ngày nên độ chính xác chưa cao.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Từ năm học 2021 – 2022, nhà trường xây dựng kế hoạch mua sắm thêm thiết bị mới, thay thế những thiết bị đã cũ để nâng cao chất lượng dạy học và phục vụ cho chương trình giáo dục phổ thông mới.

5. TĐG: Đạt Mức 3

Tiêu chí 3.6: Thư viện

Mức 1:

a) Được trang bị sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa và các xuất bản phẩm tham khảo tối thiểu phục vụ hoạt động nghiên cứu, hoạt động dạy học, các hoạt động khác của nhà trường;

b) Hoạt động của thư viện đáp ứng yêu cầu tối thiểu về nghiên cứu, hoạt động dạy học, các hoạt động khác của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh;

c) Hằng năm thư viện được kiểm kê, bổ sung sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa và các xuất bản phẩm tham khảo.

Mức 2:

Thư viện của nhà trường đạt Thư viện trường học đạt chuẩn trở lên.

Mức 3:

Thư viện của nhà trường đạt Thư viện trường học tiên tiến trở lên. Hệ thống máy tính của thư viện được kết nối Internet đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, hoạt động dạy học, các hoạt động khác của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh.

1. Mô tả hiện trạng

1.1. Mức 1

- Thư viện có đầy đủ đầu sách giáo khoa, sách tham khảo, tranh ảnh, băng đĩa,... đủ phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục khác [H3-3.6-01];

- Thư viện có kế hoạch cho mượn sách giáo khoa, sách tham khảo đúng lúc, kịp thời, thường xuyên, liên tục đáp ứng đủ yêu cầu tối thiểu của CBQL, GV, NV và học sinh [H3-3.6-02]. Thư viện có đầy đủ các loại sổ để quản lý tài sản của thư viện. Sổ theo dõi các loại báo và tạp chí được cập nhật; việc nhập, xuất kịp thời. Thư viện có sổ theo dõi việc đọc, mượn và trả sách của giáo viên, học sinh: sổ giáo viên mượn sách nghiệp vụ, sổ giáo viên mượn sách tham khảo, sổ học sinh mượn sách [H3-3.6-03]. [H3-3.6-04];

- Cuối mỗi năm, thư viện tổ chức kiểm kê định kì và có kế hoạch bổ sung thêm đầu sách giáo khoa, sách tham khảo, bản đồ, tranh ảnh, băng đĩa để phục vụ bạn đọc [H3-3.6-05].                                                                                      

1.2. Mức 2

Thư viện gồm 1 phòng trên 100 m2 được chia thành các khu vực riêng biệt: kho, nơi làm việc của cán bộ thư viện, phòng đọc, phòng trưng bày sách và một phòng đọc điện tử được nối mạng Internet. Thư viện được trang bị máy vi tính, máy in. Mỗi phòng đọc đúng quy cách, sắp xếp khoa học, bảo đảm tính sư phạm, thuận lợi cho việc nghiên cứu, đọc sách báo. Thư viện của nhà trường đạt Thư viện trường học tiên tiến [H3-3.6-06]. Tuy nhiên, chưa trang bị phần mềm quản lý.

1.3. Mức 3

Thư viện của nhà trường đạt Thư viện trường học tiên tiến [H3-3.3-06]. Hệ thống máy tính của thư viện được kết nối Internet dùng cho công tác dạy và học, nghiên cứu và các hoạt động khác của CBQL, GV, NV và học sinh . Thuy nhiên, số lương máy tính còn ít chỉ có 02 máy[H3-3.6-07].

2. Điểm mạnh

Thư viện đạt Thư viện tiên tiến theo quy định của Bộ GDĐT, có đầy đủ sách báo, tài liệu tham khảo đảm bảo cho học sinh và giáo viên nghiên cứu đáp ứng nhu cầu dạy và học, có phòng đọc sách cho học sinh và giáo viên riêng biệt và thoáng mát.

3. Điểm yếu

Chưa trang bị phần mềm quản lý thư viện, số lướng máy tinh phục vụ còn ít.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Từ năm học 2021-2022, nhà trường có kế hoạch đầu tư phần mềm quản lý và trang bị thêm 02 máy tính cho phòng đọc điện tử từ các nguồn lực trong và ngoài nhà trường nhằm phục vụ tốt cho nhu cầu truy cập Internet của CBQL, GV, NV và học sinh.

5. TĐG: Đạt Mức 3

Kết luận về Tiêu chuẩn 3:

Trường THCS Nguyễn Huệ có khuôn viên riêng biệt, môi trường trong sạch thoáng mát. Trường có đủ phòng học, bàn ghế giáo viên, học sinh, bảng viết, nội quy học sinh theo quy định. Thư viện nhà trường có đủ tài liệu, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, sách tham khảo để phục vụ cho việc giảng dạy và học tập. CSVC của nhà trường không ngừng được bổ sung và nâng cấp sau từng năm. Thiết bị dạy học đầy đủ, đảm bảo đúng tiêu chuẩn của trường chuẩn Quốc gia. Việc quản lý, sử dụng và bảo quản các khối phòng và trang thiết bị giáo dục được thực hiện tốt đã phát huy tác dụng tích cực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Phong trào xây dựng trường “xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện” được chú trọng thực hiện thường xuyên với những giải pháp cụ thể mang tính ngắn hạn và dài hạn.

* Kết luận: Số lượng và tỉ lệ % các tiêu chí đạt và không đạt:

+ Đạt Mức 1: 6/6 tiêu chí, tỉ lệ 100%;

+ Đạt Mức 2: 6/6 tiêu chí, tỉ lệ 100%;

+ Đạt Mức 3: 3/5 tiêu chí, tỉ lệ 60%;

+ Không đạt: (Mức 3) : 2/5 tiêu chí, tỉ lệ 40%.

Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Mở đầu:

Nhà trường, gia đình và xã hội là thành tố quan trọng góp phần vào thành công chung của sự nghiệp giáo dục. Nhờ có sự chỉ đạo chặt chẽ, kịp thời từ phía Đảng ủy và chính quyền địa phương, sự phối hợp giữa nhà trường và Ban đại diện CMHS trong nhiều năm qua đã phát huy hiệu quả trong các hoạt động của nhà trường, nhất là trong công tác giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp, công tác vận động xã hội hóa, hỗ trợ CSVC phục vụ dạy học, hỗ trợ kinh phí khen thưởng học sinh giỏi, trợ giúp học bổng cho học sinh nghèo hằng năm... Ban đại diện CMHS của nhà trường trong những năm qua là những người nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm. Đã làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường. Kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

Tiêu chí 4.1: Ban đại diện cha mẹ học sinh

Mức 1:

a) Được thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh;

b) Có kế hoạch hoạt động theo năm học;

c) Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động đúng tiến độ.

Mức 2:

Phối hợp có hiệu quả với nhà trường trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục; hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ học sinh; huy động học sinh đến trường, vận động học sinh đã bỏ học trở lại lớp.

Mức 3:

Phối hợp có hiệu quả với nhà trường, xã hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.

1. Mô tả hiện trạng

1.1. Mức 1

- Vào đầu năm học nhà trường đã tổ chức cho các lớp họp CMHS và bầu ban đại diện CMHS lớp: 03 người/lớp [H4-4.1-01]; [H4-4.1-02]. Sau đó tiến hành họp ban đại diện CMHS các lớp để bầu ra Ban đại diện CMHS của toàn trường. Ban đại diện CMHS được thành lập và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện CMHS [H4-4.1-04]; [H4-4.1-05]; [H4-4.1-06];

- Ban đại diện CMHS có xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể theo từng năm học, đã làm tốt công tác tuyên truyền về xã hội hóa sự nghiệp giáo dục. Nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi để Ban đại diện CMHS hoạt động [H4-4.1-07];

- Trong từng năm học, ban đại diện CMHS tổ chức họp 3 lần để xây dựng kế hoạch hoạt động hỗ trợ cho hoạt động dạy - học của giáo viên và học sinh; ban đại diện nắm bắt được kết quả giáo dục, tiếp thu ý kiến về công tác quản lý của nhà trường và đề xuất các biện pháp giáo dục học sinh, giải quyết các kiến nghị của CMHS. Kết quả giáo dục của nhà trường hàng năm đều có báo cáo đến Ban đại diện CMHS để theo dõi. Tuy nhiên hội họp của một số CMHS của các lớp chưa thật đầy đủ [H1-1.1-06]; [H4-4.1-08 ].

1.2. Mức 2

Ban đại diện CMHS thường xuyên phối hợp với nhà trường tổ chức thực hiện kế hoạch năm học và các hoạt động giáo dục; đồng thời tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật, triển khai các chủ trương chính sách về giáo dục của nhà trường đến CMHS và giúp nhà trường vận động học sinh bỏ học trở lại lớp [H4-4.1-09].

1.3. Mức 3

Ban đại diện CMHS làm tốt công tác phối hợp với nhà trường và địa phương để thực hiện nhiệm vụ giáo dục được quy định trong Điều lệ [H4-4.1-10].

2. Điểm mạnh

- Ban đại diện CMHS hoạt động theo đúng quy định về quyền, nhiệm vụ của Ban đại diện CMHS được quy định trong Điều lệ do Bộ GDĐT ban hành.

- Ban đại diện CMHS nhiệt tình hỗ trợ tích cực nhà trường trong các hoạt động giáo dục.

- Nhà trường thường xuyên thông báo đến CMHS việc sử dụng sổ liên lạc điện tử để tiện trong việc liên lạc giữa nhà trường và gia đình đã được CMHS hưởng ứng nhiệt tình.

3. Điểm yếu

Một số CMHS ở các lớp chưa tham gia đầy đủ các cuộc họp trong năm học.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Nhà trường tiếp tục phát huy tốt vai trò của các thành viên trong Ban đại diện CMHS. Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo cho GVCN các lớp làm tốt công tác vận động để CMHS tham gia họp đầy đủ hơn từ đầu năm học 2021–2022 trở đi để nắm bắt thông tin về học sinh kịp thời.

5. TĐG: Đạt Mức 3

Tiêu chí 4.2: Công tác tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của nhà trường

Mức 1:

a) Tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền để thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường;

b) Tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành Giáo dục; về mục tiêu, nội dung và kế hoạch giáo dục của nhà trường;

c) Huy động và sử dụng các nguồn lực hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đúng quy định.

Mức 2:

a) Tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền để tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển;

b) Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức lối sống, pháp luật, nghệ thuật, thể dục thể thao và các nội dung giáo dục khác cho học sinh; chăm sóc di tích lịch sử, cách mạng, công trình văn hóa; chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, Bà mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương.

Mức 3:

Tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp có hiệu quả với các tổ chức, cá nhân xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương.

1. Mô tả hiện trạng

1.1. Mức 1

- Ban giám hiệu nhà trường đã chủ động tham mưu với Đảng ủy, UBND Phước về kế hoạch và các giải pháp cụ thể để phát triển nhà trường như công tác phổ cập giáo dục, huy động học sinh, công tác xã hội hóa giáo dục, phối hợp giáo dục học sinh, xây dựng trường học an toàn về an ninh trật tự, chiến lược phát triển giáo dục, công tác phát triển Đảng [H1-1.1-01]; [H1-1.3-07]; [H4-4.2-01]; [H4-4.2-02];

- Nhà trường thường xuyên tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục đến các đoàn thể địa phương, CMHS và học sinh. Thực hiện công khai về hiệu quả đào tạo, kế hoạch giáo dục đến các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, CMHS; tuyên truyền về nội dung và phương pháp dạy học cùng các quy chế đánh giá xếp loại học sinh, quy chế xét tốt nghiệp THCS… nhằm tạo điều kiện cho CMHS tham gia góp ý về công tác giáo dục và tham gia thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục [H1-1.1-06]; [H1-1.8-01]; [H4-4.2-03]; [H4-4.2-04];

- Nhà trường đã huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tự nguyện theo quy định, đặc biệt là từ CMHS và các tổ chức khác để hỗ trợ nhà trưởng tổ chức các hoạt động giáo dục, khen thưởng học sinh học giỏi cấp trường, cấp thành phố, cấp tỉnh, học sinh có thành tích xuất sắc, ủng hộ cho học sinh tham gia các phong trào hàng năm; đồng thời, hỗ trợ học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn [H4-4.2-05]; [H4-4.2-06]; [H2-2.4-03]; Tuy nhiên, việc vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm  ở địa phương hỗ trợ nguồn lực phát triển nhà trường còn hạn chế.

 1.2. Mức 2

- Thông qua các kì họp Hội đồng Nhân dân, họp giao ban định kì, lãnh đạo nhà trường luôn tham mưu với Đảng ủy, chính quyền địa phương về việc thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường theo từng giai đoạn cụ thể [H1-1.1-01]; [H1-1.1-06]; [H1-1.8-01];

- Nhà trường phối hợp Hội cựu chiến binh, Đoàn , xã Diên Phước  nói chuyện, tuyên truyền  ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 03/2; tổ chức học sinh đi tham quan một số di tích lịch sử ở địa phương; đảm nhận chăm sóc di tích lịch sử đình Phước Tuy tổ chức cho học sinh thăm gia đình có công với cách mạng, gia đình liệt sĩ, hội cựu chiến binh ở địa phương; tổ chức các hoạt động ngoại khóa: Đêm hội trăng rằm, Hội trại 26/3 tại trường... [H1-1.3-11]; [H1-1.3-12]; [H1-1.3-13]; [H5-5.3-03]. Tuy nhiên, nguồn kinh phí dành cho các hoạt động này còn hạn chế.

1.3. Mức 3

Công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền cũng như sự phối hợp với các tổ chức, cá nhân để xây dựng trường thành trung tâm văn hóa giáo dục của địa phương chưa được hiệu quả.

2. Điểm mạnh

- Trong từng năm học, nhà trường đã tích cực chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương để huy động nguồn lực xây dựng CSVC cho nhà trường ngày càng khang trang, xây dựng môi trường giáo dục ngày càng an toàn, lành mạnh, đồng thời làm tốt công tác thi đua khen thưởng, động viên học sinh vươn lên trong học tập, rèn luyện.

- Nhà trường đã phối hợp có hiệu quả với các tổ chức đoàn thể để giáo dục truyền thống lịch sử của địa phương cho học sinh. Quan tâm giáo dục ý thức giữ gìn các di tích văn hóa, lịch sử và đạo lí “uống nước nhớ nguồn” cho học sinh.

3. Điểm yếu

- Công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền cũng như sự phối hợp với các tổ chức, cá nhân để xây dựng trường thành trung tâm văn hóa giáo dục của địa phương chưa được hiệu quả.

- Nhà trường chưa mạnh dạn trong việc vận động các doanh nghiệp ở địa phương hỗ trợ nguồn lực xây dựng thêm CSVC.

- Nguồn kinh phí phục vụ cho học sinh tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc còn hạn chế.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Nhà trường tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; phối hợp cùng với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn để tổ chức các sự kiện, lễ hội văn hóa, các hoạt động giáo dục để phấn đấu xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương.

- Nhà trường tích cực hơn trong việc vận động doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài địa phương hỗ trợ tài chính để xây dựng thêm CSVC.

- Nhà trường sẽ tăng cường làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để có nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động tham quan giáo dục truyền thống địa phương.

Thời gian thực hiện từ năm học 2021 - 2022 và các năm tiếp theo.

5. TĐG: Đạt Mức 2

Kết luận về Tiêu chuẩn 4:

Ban đại diện CMHS được thành lập và hoạt động theo quy định, luôn quan tâm đến các hoạt động chung của nhà trường. Ban đại diện CMHS có kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện kế hoạch đúng tiến độ, phối hợp tốt với nhà trường trong mọi hoạt động. Nhà trường huy động và sử dụng các nguồn lực hợp pháp đúng quy định, thường xuyên thực hiện công tác tham mưu với cấp ủy đảng, chính quyền để thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường và công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, ngành giáo dục. Bên cạnh một bộ phận phụ huynh ít quan tâm đến việc học tập của con em mình, thiếu hợp tác trong công tác giáo dục học sinh, phần lớn CMHS đều cố gắng thực hiện tốt vai trò chăm sóc, quản lí, đôn đốc học sinh; hỗ trợ nhà trường trong việc giáo dục học sinh. Ngoài ra, việc tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với CMHS còn hạn chế.

* Kết quả: Số lượng và tỉ lệ % các tiêu chí đạt và không đạt:

+ Đạt Mức 2: 1/2 tiêu chí, tỉ lệ 50%;

+ Đạt Mức 3: 1/2 tiêu chí, tỉ lệ 50%.

Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục

Mở đầu:

Việc đảm bảo chương trình giảng dạy và tổ chức các hoạt động giáo dục là thước đo góp phần đánh giá chất lượng, hiệu quả của nhà trường. Tất cả các hoạt động giáo dục, nhà trường đều tuân theo chương trình của Bộ GDĐT, các nhiệm vụ năm học được thông qua tại Hội nghị công chức, viên chức. Nhà trường đã đề ra các biện pháp tích cực để đẩy mạnh công tác dạy học, bên cạnh đó cũng chú trọng phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu trong học tập và các lĩnh vực khác. Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm tạo ra các sân chơi bổ ích cho các em có cơ hội phát huy sở trường bản thân, giảm bớt căng thẳng sau các giờ học. Nhà trường chú trọng đến việc tổ chức các chuyên đề tuyên truyền, giáo dục, hình thành cho các em các kỹ năng sống cần thiết. Để thường xuyên nâng cao hiệu quả các hoạt động, nhà trường còn chỉ đạo các đoàn thể, các tổ chuyên môn thường xuyên rà soát các biện pháp nhằm không ngừng cải tiến các hoạt động giáo dục. Nhờ đó chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường ngày càng được nâng lên.

Tiêu chí 5.1: Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông

Mức 1:

a) Tổ chức dạy học đúng, đủ các môn học và các hoạt động giáo dục theo quy định, đảm bảo mục tiêu giáo dục;

b) Vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học, tổ chức hoạt động dạy học đảm bảo mục tiêu, nội dung giáo dục, phù hợp đối tượng học sinh và điều kiện nhà trường; bồi dưỡng phương pháp tự học, nâng cao khả năng làm việc theo nhóm và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;

c) Các hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh đa dạng đảm bảo khách quan và hiệu quả.

Mức 2:

a) Thực hiện đúng chương trình, kế hoạch giáo dục; lựa chọn nội dung, thời lượng, phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với từng đối tượng và đáp ứng yêu cầu, khả năng nhận thức của học sinh;

b) Phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, phụ đạo học sinh gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện.

Mức 3:

Hằng năm, rà soát, phân tích, đánh giá hiệu quả và tác động của các biện pháp, giải pháp tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên, học sinh.

1. Mô tả hiện trạng

1.1. Mức 1

-Mỗi năm học, nhà trường đều xây dựng các kế hoạch hoạt động chuyên môn theo các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ GDĐT, Sở GDĐT và Phòng GDĐT Diên Khánh[H1-1.4-05]; [H5-5.1-01]. Các tổ, nhóm chuyên môn họp đầy đủ theo định kỳ hàng tháng để triển khai kế hoạch chỉ đạo chuyên môn [H1-1.4-06]; [H1-1.4-09]. Trên cơ sở đó, giáo viên tổ chức dạy học đúng, đủ các môn học (14 môn học) theo đúng khung thời gian 37 tuần [H1-1.8-02], các hoạt động giáo dục theo quy định như dạy học tự chọn cũng được tổ chức và thực hiện nghiêm túc [H5-5.1-02];

- Giáo viên luôn chú trọng vận dụng linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật dạy học; đặc biệt là các phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù của từng bộ môn, các kỹ thuật dạy học giúp phát huy tính tích cực, sáng tạo cho học sinh. Việc tổ chức hoạt động dạy học đã đảm bảo được các mục tiêu, nội dung giáo dục, phù hợp nhiều đối tượng học sinh với lực học khác nhau và phù hợp với điều kiện nhà trường [H1-1.7-07]. Cùng với đó, ở mỗi tiết học, giáo viên đã xây dựng các hoạt động dạy học nhằm bồi dưỡng phương pháp tự học, nâng cao khả năng làm việc theo nhóm cho các em học sinh và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống [H5-5.1-03];

- Công tác kiểm tra, đánh giá học sinh đã được thực hiện với nhiều hình thức đa dạng như kiểm tra miệng, kiểm tra viết, kiểm tra thực hành, kiểm tra trắc nghiệm, câu hỏi tự luận, bài tập thực hành, câu hỏi pisa, …; đảm bảo được sự khách quan và mang lại các hiệu quả thiết thực [H5-5.1-04].

1.2. Mức 2

- Trong năm học, nhà trường chỉ đạo giáo viên thực hiện đúng theo chương trình, kế hoạch giáo dục đã đề ra từ đầu năm [H5-5.1-05] và linh hoạt điều chỉnh khi có những sự thay đổi như nghỉ lễ, thiên tai, bão lụt, dịch bệnh... [H1-1.6-03]. Hằng tháng, các nhóm chuyên môn thực hiện thảo luận chuyên môn 2 lần để thống nhất việc lựa chọn các nội dung, thời lượng cũng như các phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với từng đối tượng và đáp ứng yêu cầu, khả năng nhận thức của học sinh [H1-1.4-07]; [H1-1.4-09]. Tham gia viết đề tài NCKHSPƯD hoặc Sáng kiến kinh nghiệm [H5-5.1-06].

- Bên cạnh việc tổ chức các hoạt động dạy học đại trà, nhà trường còn chú trọng công tác phát hiện, phân loại các đối tượng học sinh có năng khiếu trong học tập, TDTT, văn nghệ, hội họa…; các học sinh gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện [H1-1.5-03]. Trên cơ sở đó, nhà trường đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi [H5-5.1-07], phụ đạo học sinh yếu kém [H5-5.1-08], giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật [H5-5.2-01], hoạt động TDTT [H5-5.2-02]. Tuy nhiên, học sinh yếu kém tham gia học các lớp phụ đạo chưa chuyên cần, phụ huynh của học sinh thuộc đối tượng này ít quan tâm phối hợp.

1.3. Mức 3

Cuối mỗi học kì và cuối năm học, nhà trường đều thực hiện công tác rà soát, phân tích, đánh giá hiệu quả và tác động của các biện pháp, giải pháp tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm đưa ra các giải pháp giúp nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên, học sinh cho các năm học tiếp theo [H1-1.1-06]; [H5-5.1-09].

2. Điểm mạnh

- Nhà trường có kế hoạch cụ thể chỉ đạo việc giảng dạy từng môn học theo hướng dẫn của Bộ GDĐT, Sở GDĐT. Lãnh đạo nhà trường cùng với các tổ trưởng chuyên môn thường xuyên kiểm tra, ký duyệt kế hoạch bài dạy của giáo viên theo định kỳ và đột xuất.

- Đa số giáo viên đã vận dụng linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật dạy học do đó phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh.

- Các tổ, nhóm chuyên môn hoạt động có hiệu quả trong việc lựa chọn nội dung, thời lượng, phương pháp, hình thức dạy học phù hợp.

3. Điểm yếu

Học sinh yếu kém tham gia học các lớp phụ đạo chưa chuyên cần, CMHS thuộc đối tượng này ít quan tâm phối hợp.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Từ năm học 2021-2022, Hiệu trưởng giao nhiệm vụ cho Phó Hiệu trưởng bám sát chiến lược phát triển giáo dục và tình hình thực tiễn nhà trường để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với từng giai đoạn, chỉ đạo GVBM, GVCN phối hợp với CMHS vận động và có biện pháp để học sinh yếu tham gia đầy đủ các lớp phụ đạo của nhà trường.

5. TĐG: Đạt Mức 3

Tiêu chí 5.2: Tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện

Mức 1:

a) Có kế hoạch giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện;

b) Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện;

c) Hằng năm rà soát, đánh giá các hoạt động giáo dục học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện.

Mức 2:

Học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện đáp ứng được mục tiêu giáo dục theo kế hoạch giáo dục.

Mức 3:

Nhà trường có học sinh năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật được cấp có thẩm quyền ghi nhận.

1. Mô tả hiện trạng

1.1. Mức 1

- Đầu mỗi năm học, nhà trường chỉ đạo GVCN, GVBM tổ chức rà soát để phân loại các đối tượng học sinh năng khiếu (văn hóa, văn nghệ, TDTT, ...), học sinh có hoàn cảnh khó khăn (thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mồ côi, …), học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện (học sinh khuyết tật, học sinh yếu kém) [H1-1.5-03]. Từ đó xây dựng các kế hoạch dạy học và giáo dục phù hợp cho các đối tượng học sinh này [H5-5.1-07]; [H5-5.1-08]; [H5-5.2-01]; Hội khỏe Phù Đổng [H5-5.2-02];

- Việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện được nhà trường cùng giáo viên thực hiện nghiêm túc, đúng quy định [H5-5.2-01]. Tuy nhiên, đối với trường hợp học sinh bị khuyết tật, các giáo viên chưa được tập huấn chuyên sâu về công tác giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật nên đôi lúc còn bỡ ngỡ, gặp khó khăn. Còn đối với phong trào TDTT trong nhà trường, mặc dù phong trào TDTT có nhiều khởi sắc nhưng vẫn chưa mang tính đồng bộ [H5-5.2-02];

- Vào cuối mỗi học kì và cuối năm học, nhà trường đều tiến hành rà soát, đánh giá các hoạt động giáo dục học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện. Từ đó, điều chỉnh công tác tổ chức, phương pháp dạy học để giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn hoặc gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện tự tin, hòa nhập với bạn bè; động viên khích lệ những học sinh có năng khiếu trong học tập và TDTT thể hiện được năng lực bản thân [H1-1.1-06]. Tuy nhiên, còn một số học sinh vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ li hôn phải bỏ học giữa chừng.

1.2. Mức 2

Qua quá trình học tập và rèn luyện dưới sự chỉ đạo của nhà trường và hướng dẫn, giảng dạy của giáo viên thì các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện đã đáp ứng được mục tiêu giáo dục theo các kế hoạch giáo dục mà nhà trường đã đề ra [H5-5.2-01]; [H5-5.2-02].

1.3. Mức 3

Hàng năm, nhà trường đều có học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi về văn hóa, văn nghệ, TDTT được các cấp có thẩm quyền công nhận, khen thưởng. Phong trào thi chọn học sinh giỏi các cấp của nhà trường có tiến bộ rõ rệt . Cụ thể từ năm học 2016-2017 đến thời điểm đánh giá, năm nào trường cũng có học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Số lượng học sinh giỏi hàng năm cũng tăng dần lên [H2-2.4-02]; [H5-5.2-03].

2. Điểm mạnh

- Nhà trường quan tâm đến công tác bồi dưỡng học sinh có năng khiếu và giáo dục học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện. Thường xuyên rà soát, đánh giá các hoạt động giáo dục học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện.

- Hàng năm, nhà trường đều có học sinh đạt giải trong các cuộc thi về văn hóa, văn nghệ, TDTT được các cấp có thẩm quyền công nhận, khen thưởng.

3. Điểm yếu

- GVCN, GVBM chưa được tập huấn chuyên sâu về phương pháp giáo dục, giảng dạy đối với các học sinh khuyết tật học hòa nhập nên đôi lúc còn bỡ ngỡ trong công tác, hiệu quả giáo dục các đối tượng học sinh này chưa cao.

- Còn một số học sinh vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ li hôn phải bỏ học giữa chừng.

- Việc phát triển phong trào thể dục thể thao chưa toàn diện chỉ phát triển ở một số môn.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn kỹ năng giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật khi Sở GDĐT, Phòng GDĐT tổ chức trong năm học 2021-2022 và những năm học sau để nâng cao hiệu quả giáo dục.

- Phối hợp với Hội đồng giáo dục địa phương xã Diên Phước, Ban đại diện CMHS trường và các lớp có kế hoạch hỗ trợ cho những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt nhằm tạo điều kiện cho các em đến trường, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học vì gia đình khó khăn.

- Nhà trường chỉ đạo giáo viên Giáo dục thể chất phối hợp với Tổng phụ trách và GVCN các lớp đẩy mạnh việc thành lập thêm các câu lạc bộ thể thao (cầu lông, cờ vua...). Triển khai đồng bộ đến các lớp bài thể dục nhịp điệu.

5. TĐG: Đạt Mức 3

Tiêu chí 5.3: Thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo quy định

Mức 1:

a) Nội dung giáo dục địa phương cho học sinh được thực hiện theo kế hoạch;

b) Các hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh về nội dung giáo dục địa phương đảm bảo khách quan và hiệu quả;

c) Hằng năm, rà soát, đánh giá, cập nhật tài liệu, đề xuất điều chỉnh nội dung giáo dục địa phương.

Mức 2:

Nội dung giáo dục địa phương phù hợp với mục tiêu môn học và gắn lý luận với thực tiễn

1. Mô tả hiện trạng

1.1. Mức 1

- Nội dung giáo dục địa phương cho học sinh được thực hiện đầy đủ theo kế hoạch chuyên môn [H1-1.8-04]; [H5-5.1-01]; [H5-5.3-01]; [H5-5.3-02];

- Việc kiểm tra, đánh giá các nội dung giáo dục địa phương được nhà trường tiến hành thường xuyên thông qua việc lồng ghép nội dung kiểm tra trong các bài kiểm tra định kỳ ở các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân [H5-5.1-04];

- Mỗi năm học, nhà trường đều tiến hành rà soát, đánh giá, cập nhật tài liệu và đề xuất điều chỉnh nội dung giáo dục địa phương cho phù hợp với đặc trưng địa phương và với tình hình thực tiễn [H5-5.3-01]; [H5-5.3-02].

1.2. Mức 2

Thực hiện mục tiêu dạy học gắn lý luận với thực tiễn, nhà trường đã làm tốt nội dung giáo dục địa phương cho học sinh phù hợp với mục tiêu môn học em [H5-5.3-01]. Không chỉ giảng dạy lý thuyết, nhà trường còn tổ chức cho học sinh tham gia chăm sóc di tích lịch sử cách mạng, công trình văn hóa, tham dự các lễ hội ở địa phương để tăng thêm vốn kiến thức [H5-5.3-02]; [H5-5.3-03]. Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan nên một số hoạt động tìm hiểu địa phương chưa đảm bảo cho tất cả học sinh được tham gia.

2. Điểm mạnh

- Việc đưa nội dung giáo dục địa phương vào chương trình giảng dạy được nhà trường chú trọng quan tâm, góp phần thực hiện mục tiêu dạy học gắn lý luận với thực tiễn mặc dù chưa có nhiều tài liệu chính thức về giáo dục địa phương. Phát huy tốt nhất năng lực vận dụng của các em từ bài học sang thực tiễn. Kết hợp lồng ghép kiến thức một cách khoa học nhất, tránh gượng ép.

- Học sinh sưu tầm, tìm hiểu về địa phương thông qua bộ môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý.

3. Điểm yếu

Một số hoạt động tìm hiểu địa phương (thăm đình làng, địa danh lịch sử...) chưa đảm bảo cho tất cả học sinh được tham gia.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Học tập, trao đổi, giao lưu kinh nghiệm tổ chức các hoạt động trải nghiệm, giáo dục địa phương ở các trường bạn để nâng cao chất lượng công tác; giáo viên chú trọng hơn vào việc xây dựng các tiết dạy về giáo dục địa phương như có thể tổ chức các trò chơi tìm hiểu về kiến thức địa phương; sưu tầm, trình chiếu hình ảnh, phóng sự về các nội dung liên quan đến chương trình giáo dục địa phương… nhằm tăng sự hứng thú học tập của học sinh.

- Hằng năm, nhà trường sẽ lên kế hoạch sắp xếp để đảm bảo mỗi khóa học sinh đều được đi tham quan tìm hiểu di tích lịch sử địa phương.

Thời gian thực hiện: Từ năm học 2021 – 2022.

5. TĐG: Đạt Mức 2

Tiêu chí 5.4: Các hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp

Mức 1:

a) Có kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo quy định và phù hợp với điều kiện của nhà trường;

b) Tổ chức được các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo kế hoạch;

c) Phân công, huy động giáo viên, nhân viên trong nhà trường tham gia các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

Mức 2:

a) Tổ chức được các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp với các hình thức phong phú phù hợp học sinh và đạt kết quả thiết thực;

b) Định kỳ rà soát, đánh giá kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

1. Mô tả hiện trạng

1.1. Mức 1

- Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo quy định và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường [H1-1.8-01]; [H2-2.2-05];

- Trong năm học, căn cứ trên các kế hoạch đã xây dựng, nhà trường đã tổ chức dạy học hướng nghiệp cho học sinh khối 9 [H5-5.4-01]; thực hiện nhiều hoạt động trải nghiệm, giáo dục thực tiễn cho HS [H2-2.2-06], tổ chức cho học sinh đi tham quan trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Nha Trang để có cho mình những định hướng nghề nghiệp trong tương lai [H2-2.2-07]. Tuy nhiên, từ năm học 2019 - 2020, các hoạt động trải nghiệm được xây dựng kế hoạch ở học kì 2 chưa thực hiện đầy đủ do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19;

- Trong mỗi hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, nhà trường đều có phân công cụ thể công việc cho các giáo viên, nhân viên tham gia hỗ trợ [H2-2.2-06].

1.2. Mức 2

- Các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được nhà trường tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như tham quan, ngoại khóa, dã ngoại, tuyên truyền phổ biến kiến thức hoặc ở dạng các cuộc thi tìm hiểu … [H2-2.2-06]; [H2-2.2-07]. Mỗi hình thức hoạt động trên đều đạt kết quả nhất định, mang lại những kiến thức thực tế, bổ ích cho học sinh. Tuy nhiên, đối với công tác dạy hướng nghiệp ở lớp 9, giáo viên giảng dạy hướng nghiệp cho học sinh là các giáo viên kiêm nhiệm; do đó kiến thức hướng nghiệp chưa chuyên sâu, chưa tư vấn được nhiều cho học sinh về vấn đề nghề nghiệp tương lai;

- Sau mỗi hoạt động được thực hiện, nhà trường luôn tiến hành rà soát, đánh giá kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp để đánh giá ưu, nhược điểm của mỗi hoạt động. Trên cơ sở đó, phát huy các mặt tích cực, rút kinh nghiệm cho những mặt còn hạn chế và từ đó đề ra các phương hướng thực hiện tốt hơn trong lần sau [H2-2.2-06].

2. Điểm mạnh

- Nhà trường đã tổ chức giáo dục hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Học sinh tham gia thực hiện nghiêm túc và đạt kết quả nhất định.

3. Điểm yếu

Việc liên hệ, phối hợp với các các cơ sở nghề truyền thống, các đơn vị dạy nghề còn gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Từ năm học 2021-2022, nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết và kịp thời ngay từ đầu năm học phối hợp với các cơ sở nghề truyền thống, các đơn vị dạy nghề để tổ chức “Ngày hội hướng nghiệp” nhằm cung cấp thêm thông tin cho học sinh trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai.

5. TĐG: Đạt Mức 2

Tiêu chí 5.5: Hình thành, phát triển các kỹ năng sống cho học sinh

Mức 1:

a) Có kế hoạch định hướng giáo dục học sinh hình thành, phát triển các kỹ năng sống phù hợp với khả năng học tập của học sinh, điều kiện nhà trường và địa phương;

b) Quá trình rèn luyện, tích lũy kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật cho học sinh có chuyển biến tích cực thông qua các hoạt động giáo dục;

c) Đạo đức, lối sống của học sinh từng bước được hình thành, phát triển phù hợp với pháp luật, phong tục tập quán địa phương và tuyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam.

Mức 2:

a) Hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập và rèn luyện;

b) Khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh từng bước hình thành và phát triển.

Mức 3:

Bước đầu, học sinh có khả năng nghiên cứu khoa học, công nghệ theo người hướng dẫn, chuyên gia khoa học và người giám sát chỉ dẫn.

1. Mô tả hiện trạng

1.1. Mức 1

- Hằng năm, nhà trường có kế hoạch giáo dục học sinh hình thành và phát triển kỹ năng sống như: kỹ năng giao tiếp, quy tắc ứng xử, kỹ năng phòng chống đuối nước, kỹ năng tự bảo vệ bản thân phòng chống xâm hại tình dục, phòng chống bạo lực học đường, thực hiện Luật Giao thông,… phù hợp với khả năng học tập của học sinh, phù hợp với điều kiện nhà trường và địa phương [H1-1.10-03]; [H1-1.10-04]; [H1-1.10-05]; [H1-1.10-06]; [H1-1.10-07];

- Quá trình rèn luyện, tích lũy kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật cho học sinh có chuyển biến tích cực thông qua các hoạt động giáo dục: Giáo dục pháp luật, giáo dục sức khỏe, phòng chống tai nạn thương tích, an toàn thực phẩm, tìm hiểu về HIV/AIDS, phòng chống bệnh sốt xuất huyết, tuyên truyền Luật Giao thông,… tạo cho học sinh có lối sống lành mạnh, có hành vi cao đẹp [H1-1.1-06]; [H5-5.5-01];

- Đạo đức, lối sống của học sinh từng bước được hình thành, phát triển phù hợp với pháp luật, phong tục tập quán địa phương và tuyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam, học sinh biết đoàn kết, yêu thương và biết chia sẻ những hoàn cảnh khó khăn [H1-1.5-03]. Tuy nhiên, một số ít học sinh còn hạn chế về kỹ năng và văn hóa giao tiếp ứng xử.

1.2. Mức 2

- Thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá, trong những năm qua, thông qua các giờ dạy trên lớp, giáo viên hướng dẫn để học sinh biết cách TĐG, học sinh được đánh giá lẫn nhau. học sinh được giáo dục, rèn kỹ năng sống trong các giờ dạy của từng bộ môn, thông qua các hoạt động tập thể, các tiết sinh hoạt chủ nhiệm và HĐGDNGLL [H1-1.5-03]; [H1-1.8-03];

- Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn như biết cách giao tiếp ứng xử, biết quản lý thời gian học tập và sinh hoạt. Hằng năm, học sinh đều có sản phẩm tham gia cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học cấp thành phố, cấp tỉnh và tham gia cuộc thi Sáng tạo khoa học kĩ thuật dành cho thanh, thiếu nhi [H2-2.2-08].

1.3. Mức 3

- Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh đã từng bước biết vận dụng các kiến thức được học vào nghiên cứu khoa học, công nghệ, hàng năm đều có học sinh tham gia và đạt giải cuộc thi Sáng tạo khoa học kĩ thuật cấp thành phố, cấp tỉnh [H2-2.2-09]. Tuy nhiên, chất lượng các sản phầm tham gia cuộc thi Sáng tạo khoa học kĩ thuật tham gia thi Sáng tạo khoa học kĩ thuật cấp không đồng đều qua các năm học.

2. Điểm mạnh

- Mỗi năm, nhà trường đều có tổ chức nhiều hoạt động giáo dục về kỹ năng sống cho học sinh được lồng ghép trong giờ chào cờ, tiết HĐNGLL, từng tiết dạy trên lớp và thể hiện trong giáo án ở các bộ môn: Ngữ văn, Địa lí, Sinh học, Giáo dục công dân…

- Hầu hết ở các tiết sinh hoạt lớp GVCN đã lồng ghép giáo dục học sinh về nề nếp, ứng xử có văn hóa.

- Hằng năm, học sinh đều có sản phẩm tham gia cuộc thi khoa học kĩ thuật cấp huyện, cấp tỉnh đạt giải.

3. Điểm yếu

- Một số học sinh còn hạn chế trong kỹ năng giao tiếp, ứng xử.

- Sản phầm tham gia cuộc thi khoa học kĩ thuật chưa đều khắp ở tất cả các môn học.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Từ năm học tới, lãnh đạo nhà trường giao nhiệm vụ cho tổ tư vấn tâm lí học sinh tổ chức nhiều chuyên đề phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh để các em có điều kiện giao tiếp, tự tin, mạnh dạn nêu lên những chính kiến của mình.

- Phân công nhiệm vụ cho các tổ chuyên môn trong việc hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, lựa chọn lĩnh vực dự thi phù hợp. Giáo viên được phân công hướng dẫn học sinh phải đầu tư và định hướng cho học sinh nghiên cứu vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống để có những sản phẩm hiệu quả, qua đó lựa chọn được các sản phẩm đảm bảo chất lượng dự thi.

5. TĐG: Đạt Mức 3.

Tiêu chí 5.6: Kết quả giáo dục

Mức 1:

a) Kết quả học lực, hạnh kiểm học sinh đạt yêu cầu theo kế hoạch của nhà trường;

b) Tỉ lệ học sinh lên lớp và tốt nghiệp đạt yêu cầu theo kế hoạch của nhà trường;

c) Định hướng phân luồng cho học sinh đạt yêu cầu theo kế hoạch của nhà trường.

Mức 2:

a) Kết quả học lực, hạnh kiểm của học sinh có chuyển biến tích cực trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá;

b) Tỉ lệ học sinh lên lớp và tốt nghiệp có chuyển biến tích cực trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá.

Mức 3:

a) Kết quả học lực, hạnh kiểm của học sinh:

- Tỉ lệ học sinh xếp loại giỏi của trường thuộc vùng khó khăn: Đạt ít nhất 05% đối với trường trung học cơ sở (hoặc cấp trung học cơ sở), trường trung học phổ thông (hoặc cấp trung học phổ thông) và 20% đối với trường chuyên;

- Tỉ lệ học sinh xếp loại giỏi của trường thuộc các vùng còn lại: Đạt ít nhất 10% đối với trường trung học cơ sở (hoặc cấp trung học cơ sở), trường trung học phổ thông (hoặc cấp trung học phổ thông) và 25% đối với trường chuyên;

- Tỉ lệ học sinh xếp loại khá của trường thuộc vùng khó khăn: Đạt ít nhất 30% đối với trường trung học cơ sở (hoặc cấp trung học cơ sở), 20% đối với trường trung học phổ thông (hoặc cấp trung học phổ thông) và 55% đối với trường chuyên;

- Tỉ lệ học sinh xếp loại khá của trường thuộc các vùng còn lại: Đạt ít nhất 35% đối với trường trung học cơ sở (hoặc cấp trung học cơ sở), 25% đối với trường trung học phổ thông (hoặc cấp trung học phổ thông) và 60% đối với trường chuyên;

- Tỉ lệ học sinh xếp loại yếu, kém của trường thuộc vùng khó khăn: không quá 10% đối với trường trung học cơ sở (hoặc cấp trung học cơ sở) và trường trung học phổ thông (hoặc cấp trung học phổ thông), trường chuyên không có học sinh yếu, kém;

- Tỉ lệ học sinh xếp loại yếu, kém của trường thuộc các vùng còn lại: không quá 05% đối với trường trung học cơ sở (hoặc cấp trung học cơ sở) và trường trung học phổ thông (hoặc cấp trung học phổ thông), trường chuyên không có học sinh yếu, kém;

- Đối với nhà trường có lớp tiểu học: Tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình lớp học đạt 95%; tỉ lệ trẻ em 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt ít nhất 90%, đối với trường thuộc xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%; các trẻ em 11 tuổi còn lại đều đang học các lớp tiểu học;

- Tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt đạt ít nhất 90% đối với trường trung học cơ sở (hoặc cấp trung học cơ sở), trường trung học phổ thông (hoặc cấp trung học phổ thông) và 98% đối với trường chuyên.

b) Tỉ lệ học sinh bỏ học và lưu ban:

- Vùng khó khăn: Không quá 03% học sinh bỏ học, không quá 05% học sinh lưu ban; trường chuyên không có học sinh lưu ban và học sinh bỏ học;

- Các vùng còn lại: Không quá 01% học sinh bỏ học, không quá 02% học sinh lưu ban; trường chuyên không có học sinh lưu ban và học sinh bỏ học.

1. Mô tả hiện trạng

1.1. Mức 1

- Kết quả học lực và hạnh kiểm của học sinh hằng năm đều có chuyển biến tích cực, rõ rệt, đạt được yêu cầu của kế hoạch đề ra [H1-1.8-01]; [H5-5.6-01];

- Hằng năm, tỉ lệ học sinh lên lớp và tốt nghiệp THCS đều đạt được yêu cầu đề ra trong kế hoạch năm học [H1-1.2-07]; [H5-5.6-02]. Bên cạnh đó, có một số học sinh chưa học đều ở các môn học nên cuối năm bị khống chế về xếp loại học lực;

- Nhà trường tổ chức dạy học hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 nhằm giúp các em bước đầu có định hướng nghề nghiệp tương lai, đồng thời nhà trường liên kết với các trường Trung cấp nghề Diên Khánh Cao đẳng nghề Nha Trang, phối hợp với CMHS để phân luồng cho đối tượng học sinh không có khả năng tiếp tục học lên cấp THPT đi vào trường nghề [H2-2.2-05].

1.2. Mức 2

- Từ năm học 2016-2017 đến thời điểm đánh giá, kết quả học lực, hạnh kiểm của học sinh có chuyển biến tích cực [H5-5.6-01]; cụ thể số liệu thống kê học lực, hạnh kiểm như sau:

Tỉ lệ xếp loại học lực từ trung bình trở lên:

          + Năm học 2016 – 2017:  98,1%

          + Năm học 2017 – 2018:  95,5%

          + Năm học 2018 – 2019:  95,6%

          + Năm học 2019 – 2020:  95,8%

          + Năm học 2020 – 2021:  93,3%

Tỉ lệ xếp loại hạnh kiểm từ trung bình trở lên:

          + Năm học 2016 – 2017:  99,9%

          + Năm học 2017 – 2018:  99,5%

          + Năm học 2018 – 2019:  99,9%

          + Năm học 2019 – 2020:  99,9%

          + Năm học 2020 – 2021:  99,8%

- Trong 5 năm học vừa qua, tỉ lệ học sinh lên lớp và tốt nghiệp THCS ổn định, đạt và vượt chỉ tiêu đề ra trong Nghị quyết Hội nghị cán bộ viên chức đầu mỗi năm học [H1-1.1-05]; [H1-1.2-07]; [H5-5.6-01]. Cụ thể bảng thống kê số liệu như sau:

Nội dung

Năm học 2016-2017

Năm học 2017-2018

Năm học 2018-2019

Năm học 2019-2020

Năm học 2020-2021

Tỉ lệ               học sinh lên lớp

98,1%

96,1%

96,9%

96,8%

95,8%

Tỉ lệ                học sinh tốt nghiệp

100%

100%

100%

100%

100%

1.3. Mức 3

- Trong năm học 2020-2021, học sinh có học lực giỏi của trường đạt 380/1039 học sinh, tỉ lệ 36,6%; học sinh có học lực khá: 302/1039 học sinh, tỉ lệ 27,1%, học sinh có học lực yếu, kém: 41/1039, tỉ lệ 3,9%; hạnh kiểm khá, tốt:1000/1039 học sinh, tỉ lệ 96,2% [H5-5.1-01]. Tỉ lệ xếp loại học lực và tỉ lệ xếp loại hạnh kiểm của học sinh đạt yêu cầu;

- Học sinh bỏ học năm học 2020-2021 của trường là 5 học sinh, chiếm tỉ lệ 4,8%. Tỉ lệ học sinh bỏ học đạt yêu cầu [H1-1.1-05]; [H1-1.6-07].

2. Điểm mạnh

Kết quả đánh giá, xếp loại học lực và hạnh kiểm của học sinh nhà trường hàng năm đã đáp ứng được mục tiêu giáo dục. Số lượng học sinh lên lớp thẳng bảo đảm được chỉ tiêu kế hoạch đề ra, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp đạt 100% trở lên, tỉ lệ xếp loại hạnh kiểm đạt 99,8% từ trung bình trở lên và đa số học sinh của nhà trường ngoan hiền, thực hiện tốt nội quy trường, lớp, có ý thức tổ chức kỉ luật tốt.

3. Điểm yếu

Có một số học sinh của nhà trường chưa học đều ở các môn học nên cuối năm bị khống chế về xếp loại học lực. Vẫn còn một số học sinh vi phạm nề nếp, nội quy của nhà trường.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Trong những năm tiếp theo, tiếp tục duy trì và nâng cao kết quả học lực của học sinh các khối lớp. Hiệu trưởng chỉ đạo bộ phận quản lí chuyên môn có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến về nội dung xếp loại học lực ngay từ đầu năm học cho học sinh và CMHS biết để nhắc nhở các em có ý thức học tập đều ở các môn học. Tổ chức hội thảo chuyên đề tìm biện pháp để nâng cao chất lượng học tập và giáo dục đạo đức cho học sinh toàn trường trong từng năm học.

5. TĐG: Đạt Mức 3

Kết luận về Tiêu chuẩn 5:

Kế hoạch của nhà trường bám sát chủ đề từng năm học, phù hợp với tình hình thực tế và nguồn lực, bảo đảm kế hoạch thời gian, kế hoạch giảng dạy và học tập theo quy định của ngành giáo dục, kế hoạch kiểm tra nội bộ được thực hiện nghiêm túc, mang lại hiệu quả. Tổ chức khai thác, sử dụng hợp lý sách giáo khoa, ứng dụng hợp lý CNTT trong dạy học, đáp ứng kịp thời cho yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá. Bên cạnh với việc thực hiện chương trình giáo dục trong trường học, nhà trường còn thực hiện tốt nhiệm vụ phổ cập giáo dục địa phương, đáp ứng được yêu cầu đạt chuẩn phổ cập giáo dục hàng năm.

Giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học, quan tâm rèn kỹ năng sống, giáo dục đạo đức và giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoại khóa theo chủ điểm giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục cho học sinh, góp phần làm cho môi trường giáo dục ngày càng an toàn, thân thiện. Chính các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT; HĐNGLL, đã góp phần hình thành nhân cách học sinh và làm cho môi trường giáo dục luôn hấp dẫn, các học sinh gắn bó với trường lớp, thầy cô, bè bạn. Mỗi học sinh ra trường, đều biết được một số kỹ năng sống cơ bản, là hành trang để các em hòa nhập vào cuộc sống.

Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được nhà trường quan tâm, đội ngũ giáo viên tâm huyết triển khai thực hiện đúng hướng và có chuyển biến tích cực; tỉ lệ học sinh lên lớp thẳng và học sinh tốt nghiệp THCS hằng năm luôn ổn định và có chiều hướng phát triển. Bên cạnh đó, công tác phụ đạo học sinh yếu kém và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật cũng được chú trọng và từng bước thực hiện có hiệu quả.

Công tác giáo dục hướng nghiệp được triển khai thực hiện đúng quy định, học sinh được tiếp thu đầy đủ các chuyên đề. Duy trì tư vấn nghề cho học sinh lớp 9 của trường Cao đẳng nghề, trường Trung cấp nghề. Nhà trường tăng cường công tác vận động để có nhiều học sinh lớp 9 không có năng lực để tiếp tục học chương trình THPT vào học các trường nghề, nhằm góp phần nâng cao tỉ lệ tốt nghiệp THCS và tuyển sinh vào lớp 10.

Bên cạnh đó, nhà trường vẫn còn những hạn chế cần khắc phục như: Tài liệu giáo dục địa phương cho học sinh ở một số môn chưa đầy đủ; học sinh yếu kém vẫn còn.

* Kết quả: Số lượng và tỉ lệ % các tiêu chí đạt và không đạt:

+ Đạt Mức 1: 6/6 tiêu chí, tỉ lệ 100%;

+ Đạt Mức 2: 6/6 tiêu chí, tỉ lệ 100%;

+ Đạt Mức 3: 4/4 tiêu chí, tỉ lệ 100%;

+ Không đạt: Không.

II. TỰ ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ MỨC 4

Tiêu chí 1. Kế hoạch giáo dục của nhà trường có những nội dung được tham khảo chương trình giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới theo quy định, phù hợp và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

1. Mô tả hiện trạng

Từng năm học nhà trường đề ra kế hoạch giáo dục với nội dung căn cứ vào kế hoạch giáo dục của Sở GDĐT, Phòng GDĐT. Kế hoạch giáo dục của nhà trường dựa vào khung chương trình của Bộ GDĐT phù hợp với quy định hiện hành, điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương [H1-1.8-01]. Nội dung giáo dục căn cứ vào sách giáo khoa và tài liệu tham khảo trong nước, chưa tham khảo chương trình giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới.

2. Điểm mạnh

Hằng năm nhà trường đều xây dựng kế hoạch giáo dục đầy đủ, đúng theo quy định, phù hợp với thực tế.

3. Điểm yếu

Trường chưa có điều kiện tham khảo chương trình giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới theo quy định, phù hợp và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.    

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Trong năm học 2021-2022 và những năm tiếp theo, nhà trường có kế hoạch chỉ đạo cho các tổ, nhóm bộ môn chủ động nghiên cứu, tham khảo chương trình giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực phù hợp với tình hình thực tế để xây dựng lồng ghép vào kế hoạch giáo dục, từng bước góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

5. TĐG: Không đạt

Tiêu chí 2. Đảm bảo 100% cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu hoàn thành mục tiêu giáo dục dành cho từng cá nhân với sự tham gia của nhà trường, các tổ chức, cá nhân liên quan.

1. Mô tả hiện trạng

Hằng năm, nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật [H5-5.2-01]; học sinh có năng khiếu trong học tập và thể thao [H5-5.1-07]; [H5-5.2-02], học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện [H5-5.1-08]. Học sinh có hoàn cảnh khó khăn được Hội khuyến học nhà trường kịp thời hỗ trợ [H1-1.3-06]. Tuy nhiên, một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn không duy trì được việc học tập đến cuối năm học, vẫn có một số học sinh bỏ học giữa chừng. Vì vậy không đảm bảo được 100% học sinh có hoàn cảnh khó khăn hoàn thành mục tiêu giáo dục do nhà trường đề ra từ đầu mỗi năm học.    

2. Điểm mạnh

Nhà trường đã bảo đảm các quyền cho học sinh khó khăn như được cấp phát học bổng, miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, chế độ trợ cấp cho học sinh con dân tộc ít người, chế độ cho học sinh khuyết tật hòa nhập.

3. Điểm yếu

Vẫn còn học sinh có hoàn cảnh khó khăn bỏ học trong năm.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Từ năm học 2021-2022, nhà trường xây dựng kế hoạch kêu gọi sự tham gia hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân liên quan giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn hoàn thành mục tiêu giáo dục của cá nhân, hạn chế số lượng học sinh bỏ học.

5. TĐG: Không đạt

Tiêu chí 3. Nhà trường tại địa bàn vùng khó khăn có học sinh tham gia nghiên cứu khoa học, công nghệ và vận dụng kiến thức của các môn học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Nhà trường các vùng còn lại có học sinh tham gia nghiên cứu khoa học, công nghệ và vận dụng kiến thức của các môn học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn được cấp thẩm quyền ghi nhận.

1. Mô tả hiện trạng

Nhà trường thường xuyên tổ chức cho học sinh tham gia nghiên cứu khoa học [H2-2.2-08]. Hằng năm, đều có học sinh tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật do Phòng GDĐT Nha Trang, Sở GDĐT Khánh Hòa tổ chức; tham gia cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Hàng năm, qua các cuộc thi này, nhà trường đều có sản phẩm đạt giải cấp thành phố, cấp tỉnh [H2-2.2-09];

Tuy nhiên, số học sinh tham gia nghiên cứu khoa học hàng năm chưa nhiều; các điều kiện về CSVC, giáo viên hướng dẫn để học sinh nghiên cứu khoa học của nhà trường còn hạn chế.

2. Điểm mạnh

Nhà trường có học sinh tham gia cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp thành phố, cấp tỉnh đạt giải hàng năm, được cấp thẩm quyền ghi nhận.

3. Điểm yếu

Việc sáng tạo, nghiên cứu khoa học còn giới hạn trong một số học sinh nhất định, chưa phát triển rộng khắp và chưa thu hút nhiều học sinh tham gia.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Từ năm học 2021-2022 và những năm tiếp theo, nhà trường tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm, tổ chức học sinh tham quan cơ sở sản xuất để học sinh có điều kiện vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia vào các khóa bồi dưỡng công tác nghiên cứu khoa học do cấp trên tổ chức (nếu có); thành lập Câu lạc bộ nghiên cứu khoa học trong nhà trường.

5. TĐG: Đạt

Tiêu chí 4. Thư viện có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn trong khu vực và quốc tế. Thư viện có kết nối Internet băng thông rộng, có mạng không dây, đáp ứng yêu cầu các hoạt động của nhà trường; có nguồn tài liệu truyền thống và tài liệu số phong phú đáp ứng yêu cầu các hoạt động nhà trường.

1. Mô tả hiện trạng

Thư viện nhà trường có hệ thống máy tính được kết nối Internet nhưng số lượng máy tinhs còn ít chưa đáp ứng yêu cầu, chưa có hệ thống hạ tầng CNTT hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn trong khu vực và quốc tế [H3-3.2-04]. Thư viện có đầy đủ sách, báo, tạp chí và và các xuất bản phẩm tham khảo tối thiểu phục vụ hoạt động nghiên cứu, hoạt động dạy học, các hoạt động khác của nhà trường nhưng chưa có nguồn tài liệu số đáp ứng yêu cầu các hoạt động nhà trường [H3-3.6-02]; [H3-3.6-03].

2. Điểm mạnh

Thư viện có kết nối mạng Internet, có nguồn tài liệu truyền thống phong phú đáp ứng yêu cầu tối thiểu các hoạt động của nhà trường.

 3. Điểm yếu

Hạ tầng CNTT của thư viện chưa hiện đại, số lượng máy phụ vụ đọc và nghiên cứu còn ít,  chưa phù hợp với tiêu chuẩn trong khu vực và quốc tế; không có nguồn tài liệu số.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Từ năm học 2021-2022 và những năm tiếp theo, nhà trường nghiên cứu để trang bị dần hệ thống hạ tầng CNTT hiện đại cho thư viện như các thiết bị công nghệ: mã vạch, quản lý và in thẻ, máy quét,... để tiến đến xây dựng thư viện điện tử.

5. TĐG: Không đạt.

Tiêu chí 5. Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, nhà trường hoàn thành tất cả các mục tiêu theo phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường.

1. Mô tả hiện trạng

Hằng năm nhà trường đã xây dựng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường rõ ràng cụ thể [H1-1.8-01]; đã đề ra lộ trình thực hiện chiến lược phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông được quy định tại Luật Giáo dục, phù hợp tình hình thực tế tại địa phương và nguồn lực của nhà trường [H1-1.1-01].

Trong 05 năm liên tiếp, tính đến thời điểm đánh giá, nhà trường đã hoàn thành những mục tiêu mà chiến lược phát triển nhà trường đặt ra như: trình độ giáo viên; quy mô học sinh, lớp; hạnh kiểm, học lực; xây dựng môi trường làm việc. Tuy nhiên, còn một số chỉ tiêu chưa thực hiện được như: phòng thực hành, bộ môn chưa được trang bị đầy đủ, chưa nâng cấp theo hướng hiện đại; tỉ lệ học sinh học lực yếu hàng năm vẫn còn trên 3%.

2. Điểm mạnh

Nhà trường đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch chiến lược phát triển giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2025.

3. Điểm yếu

Chưa thực hiện được một số mục tiêu theo phương hướng, chiến lược đề ra: phòng thực hành chưa được trang bị, nâng cấp theo hướng hiện đại; tỉ lệ học sinh học lực yếu hàng năm còn hơn 3%.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Trong năm học 2021 - 2022 và những năm học tiếp theo, nhà trường sẽ phối hợp tốt hơn với cấp ủy, chính quyền và Hội đồng giáo dục địa phương để được tạo điều kiện tốt nhất nhằm thực hiện các mục tiêu chủ yếu của chiến lược phát triển nhà trường.

5. TĐG: Không đạt

Tiêu chí 6. Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, nhà trường có ít nhất 02 năm có kết quả giáo dục, các hoạt động khác của nhà trường vượt trội so với các trường có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng, được các cấp thẩm quyền và công đồng ghi nhận.

1. Mô tả hiện trạng

Trong 5 năm liên tiếp tính từ năm học 2016 - 2017 đến năm học 2020 - 2021, chất lượng giáo dục của nhà trường từng bước đạt và vượt kế hoạch đề ra, đạt nhiều thành tích nổi bật và có sự vượt trội so với một số trường có điều kiện tương đồng trong huyện.

2. Điểm mạnh

Kết quả hai mặt giáo dục đạt và vượt chỉ tiêu đề ra.

Đạt kết quả cao trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp và số lượng học sinh trúng tuyển vào lớp 10 trường THPT chuyên Lê Quý Đôn tăng dần theo từng năm.

3. Điểm yếu

Kết quả Hội khỏe phù đổng các năm chưa tốt.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Từ năm học 2021 – 2022 nhà trường đầu tư xây dựng các câu lạc bộ TDTT đa dạng về bộ môn; tiến tới tổ chức bồi dưỡng, tập luyện thường xuyên tại trường.

5. TĐG: Đạt

Kết luận:

Tính đến thời điểm TĐG, nhà trường đều có kế hoạch giáo dục với nội dung căn cứ vào hướng dẫn của Bộ GDĐT, Sở GDĐT Khánh Hòa, Phòng GDĐT Diên Khánh. Tuy nhiên, chưa tham khảo chương trình giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới.

Học sinh của trường tham gia các cuộc thi khoa học kỹ thuật đạt nhiều thành tích tốt. Học sinh năng khiếu trường đạt nhiều thành tích cao; học sinh có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ với sự tham gia của nhà trường và các lực lượng khác. Tuy nhiên, vẫn còn học sinh có hoàn cảnh khó khăn bỏ học trong năm.

Thư viện nhà trường có kết nối Internet, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của nhà trường nhưng chưa hiện đại, chưa phù hợp với tiêu chuẩn trong khu vực và quốc tế; không có nguồn tài liệu số.

Trong 05 năm liên tiếp, tính đến thời điểm đánh giá, nhà trường chưa hoàn thành những mục tiêu mà chiến lược phát triển nhà trường đặt ra.

* Kết quả: Số lượng và tỉ lệ % các tiêu chí đạt và không đạt:

+ Đạt Mức 4: 2/6 tiêu chí, tỉ lệ 33%;

+ Không đạt: 4/6 tiêu chí, tỉ lệ 67%.

III. KẾT LUẬN CHUNG

KĐCLGD và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đã được Bộ GDĐT lựa chọn là một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, trường THCS Nguyễn Huệ đã tổ chức TĐG chất lượng giáo dục của nhà trường hàng năm theo đúng quy định nhằm giúp nhà trường xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn. Từ đó xây dựng kế hoạch cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục trong thời gian tiếp theo.

Báo cáo TĐG đã nêu lên được những thành tích nhà trường đạt được trong 5 năm qua, từ năm học 2016 – 2017 đến năm học 2020 – 2021. Với tinh thần trách nhiệm, sự đoàn kết, nỗ lực kiên trì của tập thể CBQL, GV, NV và học sinh; sự đồng thuận của CMHS; sự chỉ đạo chặt chẽ của Phòng GDĐT Diên Khánh và sự quan tâm kịp thời của cấp ủy, chính quyền địa phương đã góp phần xây dựng nhà trường trở thành một trong những đơn vị từng bước có chất lượng cao. Bên cạnh những kết quả đạt được, nhà trường cũng đã xác định được hạn chế cần phải khắc phục và có giải pháp thực hiện trong những năm tiếp theo.

Căn cứ Quy định về KĐCLGD và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ GDĐT, Hội đồng TĐG trường THCS Nguyễn Huệ đã đánh giá đủ 5 tiêu chuẩn, 28 tiêu chí ở Mức 1, 2, 3 và 6 tiêu chí ở Mức 4. Kết quả như sau:

- Số lượng và tỉ lệ phần trăm (%) các tiêu chí đạt và không đạt Mức 1, Mức 2 và Mức 3:

Mức 1:

+ Tổng số các tiêu chí đạt: 28/28, tỉ lệ 100%;

+ Tổng số các tiêu chí không đạt: 00/28, tỉ lệ 00%.

Mức 2:

+ Tổng số các tiêu chí đạt: 28/28, tỉ lệ 100%;

+ Tổng số các tiêu chí không đạt: 00/28, tỉ lệ 00%.

Mức 3:

+ Tổng số các tiêu chí đạt: 11/20, tỉ lệ 55%;

+ Tổng số các tiêu chí không đạt: 09/20, tỉ lệ 45%.

- Số lượng và tỉ lệ phần trăm (%) các tiêu chí đạt và không đạt Mức 4:

+ Đạt: 02/06 tiêu chí, tỉ lệ: 33%;

+ Không đạt: 04/06 tiêu chí, tỉ lệ: 67%.

- Mức đánh giá của cơ sở giáo dục: Mức 2.

Trường THCS Nguyễn Huệ đề nghị đạt KĐCLGD cấp độ 2 và đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.

Diên Phước, ngày 20 tháng 8 năm 2022

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

 

 

 

HIỆU TRƯỞNG

Võ Quang Ân

 

 

 
 Hình ảnh
  
 Tìm kiếm

  
 Thông báo
  
 Lượt truy cập
  
Địa chỉ: Xã Diên Phước, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa
Điện thoại: (058) 058-3780345 Email: c2nhue.dk@khanhhoa.edu.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: Võ Quang Ân - Kỹ thuật: Lê Xuân Vỹ
Hỗ trợ kinh phí xây dựng trang Web: Hội Cha mẹ học sinh trường THCS Nguyễn Huệ
Thiết kế bởi CenIT