Liên hệ web
  
PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19 SỐT XUẤT HUYẾT TAY – CHÂN – MIỆNG (Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021)

 


                              Đối tượng truyền thông: CB. GV. NV, PH và HS 28 lớp

                                   Hình thức truyền thông:   Sinh hoạt dưới cờ

                                   Địa điểm: trường THCS Nguyễn Huệ và Diên Đồng

                                   Thời gian: 7 giờ 15 phút ngày 01/02/2021

 

A-DỊCH BỆNH CORONA:

I- Khái quát:

       Theo Sở Y tế Khánh Hòa, đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 76 ca dương tính với Covid-19, trong đó có 2 ca nhiễm trong cộng đồng, đã điều trị khỏi cho 75 ca, cách ly tập trung 265 trường hợp, xét nghiệm gần 29.500 mẫu bệnh phẩm, có 28 cơ sở với khoảng 5.200 phòng được dùng để cách ly tập trung. UBND tỉnh Khánh Hòa quyết định, từ 0 giờ ngày 30-1, tạm dừng tất cả các sự kiện, lễ hội, hoạt động tập trung trên 30 người.

II- Khái niệm:

     Corona là một họ các virus gây ra bệnh lý đường hô hấp trên, là bệnh cúm mùa nhưng chủng virus này nguy hiểm hơn lan truyền trong không khí, lây qua tiếp xúc trực tiếp với chất tiết dịch của người bệnh.

III- Triệu chứng:

* Các triệu chứng thường gặp nhất: sốt, ho khan, mệt mỏi.

* Các triệu chứng ít gặp đi kèm: chảy nước mũi, đau họng, đau đầu, viêm kết mạc, da nổi mẩn, ngón tay chân đỏ hoặc tím tái, tức ngực, khó thở .

  Các triệu chứng này kéo dài trong vài ngày. Thời gian ủ bệnh trong vòng 14 ngày, bệnh nặng diễn biến  rất nhanh trong 1-2 ngày                                                                                 

IV- Phòng bệnh:

* Thực hiện thông điệp 5K

1- Khẩu trang: Mang khẩu trang tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người, tại các cơ sở y tế, khu cách ly.

2- Khử khuẩn: Rửa tay thường xuyên với xà phòng dưới vòi nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn, vệ sinh các vật dụng bề mặt tiếp xúc, vệ sinh lau rửa nhà cửa thông thoáng.

3- Khoảng cách: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.

4- Không tụ tập: Không tụ tập nơi đông người.

5- Khai báo y tế: Khi có dấu hiệu- Sốt, ho, khó thở hoặc tiếp xúc với người từ vùng dịch trở về.

*Hiện chưa có vac xin phòng bệnh, người bệnh có thể uống nhiều nước, nghỉ ngơi.

         UBND tỉnh Khánh Hòa ra văn bản yêu cầu tất cả các sở, ban ngành khẩn trương rà soát, siết chặt việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn. Đặc biệt là tại các cơ sở y tế, trường học, khu công nghiệp, sân bay, cảng biển và các khu vực thường xuyên có tụ tập đông người.. Đặc biệt đối với những dịp Tết nguyên đán, mừng xuân Tân Sửu 2021, kiểm tra việc tuân thủ đeo khẩu trang và tiến hành xử phạt những trường hợp không đeo khẩu trang tại các nơi bắt buộc theo quy định".

B-BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT:

Khánh Hòa đang là địa bàn trọng điểm của cả nước về Sốt xuất huyết.

Dịch bệnh Sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đang bước vào những tháng cao điểm và diễn biến phức tạp số mắc Sốt xuất huyết tăng nhanh, từ 50 lên đến 82 ca/tuần.

I-Nguyên nhân:

      Muỗi vằn là vật trung gian hút máu người bệnh mang đến cho người lành tạo thành dịch. Muỗi vằn không sống ở nơi ao, hồ, sông, suối mà sống trong chai, lọ, chum, vại do nước đọng hoặc nơi ẩm thấp tối tăm trong nhà.

II- Triệu chứng:

- Là bệnh cấp tính có biểu hiện Sốt - Xuất huyết

- Sốt cao 38-39 0 không đi kèm triệu chứng ho, sổ mũi, uống thuốc hạ sốt có tác dụng trong

vài giờ.

- Có dấu hiệu xuất huyết các chấm đỏ trên mặt, trên da, đau đầu, đau khớp.

III- Diễn tiến bệnh:

 Đa phần là nhẹ, tuy nhiên bệnh thể nặng tiến triển rất nhanh tỉ lệ tử vong cao.

IV- Phòng bệnh: chủ yếu là diệt lăng quăng bọ gậy

- Không sinh hoạt các nơi ẩm thấp, nước đọng.

- Ngủ màn để tránh muỗi

- Loại bỏ bọ gậy trong các dụng cụ chứa nước

- Úp các dụng cụ chứa nước xung quanh nhà không cho muỗi đẻ trứng

- Thu, gom các dụng cụ phế thải trong và ngoài nhà: chai, lọ, lốp xe, vỏ dừa

- Thường xuyên diệt bọ gậy bằng cách: đậy các dụng cụ chứa nước, súc rửa và dội nước sôi

 vào thành vại để triệt trứng muỗi bám, thường xuyên súc rửa các lọ hoa, thả cá trong các dụng

cụ chứa nước, cây cảnh.

- Dùng một số biện pháp diệt muỗi: dung hóa chất diệt muỗi, thắp nhang muỗi

- Phát quang bụi rậm, vệ sinh nơi ở sạch sẽ thoáng mát.

C- TAY- CHÂN-MIỆNG:

Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là các bé

dưới 5 tuổi. Bệnh tay chân miệng có tốc độ lây lan nhanh, dễ thành dịch, cao điểm

của bệnh là từ tháng 3 – 5 và từ tháng 8 – 9 hằng năm. Bệnh rất nguy hiểm nếu

không phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.

1.Nguyên nhân gây bệnh:

Bệnh tay chân miệng chủ yếu do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây nên,  biến

chứng nguy hiểm viêm não, viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn đến tử vong.

2. Triệu chứng: Trẻ bị sốt, mệt mỏi.

Bệnh tay chân miệng có những dấu hiệu nhận biết khác nhau tùy vào từng giai đoạn:

- Giai đoạn ủ bệnh 3 – 6 ngày.

- Giai đoạn khởi phát bắt đầu với các triệu chứng dễ nhận thấy gồm:

  • Trẻ bị sốt, mệt mỏi, sốt  nhẹ (37,5-38 độ C) hoặc bị sốt cao (38-39 độ C).
  • Đau họng.
  • Tổn thương, đau rát ở răng và miệng.
  • Chảy nước bọt nhiều.
  • Biếng ăn.
  • Tiêu chảy vài lần trong ngày.

- Giai đoạn toàn phát (thường bắt đầu sau 1 – 2 ngày khởi phát bệnh), trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh như:

  • Trẻ bị phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông.
  • Loét miệng: ở niêm mạc má, lợi và lưỡi của trẻ.
  • Trên mông của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ xuất hiện các mụn lở, rộp da.
  • Dấu hiệu toàn thân: rối loạn tri giác, mê sảng, co giật,

3. Đường lây truyền:

Virus gây bệnh tay chân miệng có khả năng lây lan rất nhanh, truyền trực tiếp từ người sang người thông qua đường miệng, qua các chất tiết từ mũi, miệng, phân hay nước bọt của trẻ bệnh, lây qua bàn tay người chăm sóc trẻ.

4. Các biến chứng:

Bệnh tay chân miệng thường không dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên, một số trường hợp phát hiện trễ, bệnh tiến triển nặng và gây ra một số biến chứng như:

  • Viêm màng não virus, viêm não, bại liệt.

5. Điều trị và phòng bệnh:

* Cách điều trị:

- Khi phát hiện một số dấu hiệu của bệnh, cần đưa trẻ đến thăm khám tại các  cơ sở y tế chuyên khoa da liễu hoặc truyền nhiễm để chẩn đoán đúng bệnh.

- Hiện nay chưa có thuốc đặc trị hay vaccine phòng bệnh tay chân miệng. Cách điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng: hạ sốt, giảm đau, bù đủ nước đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể theo hướng dẫn của Bác sĩ.

- Vệ sinh da nhằm tránh bội nhiễm vi khuẩn: tắm bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ như nước lá chè xanh …Sau khi tắm, sử dụng dung dịch Betadin để bôi lên các nốt bỏng nước trên da . Lưu ý cần theo dõi bé thường xuyên để phát hiện sớm và điều trị biến chứng

* Phòng bệnh: Hiện nay, không có vaccine phòng bệnh

-Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn, Sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã cho trẻ.

- Khử trùng bằng các chất tẩy rửa thông thường.

- Tránh ôm, hôn, dùng chung quần áo, đồ dùng cá nhân với trẻ nhiễm bệnh.

- Khi trẻ bệnh,  cho trẻ nghỉ học.

- Hướng dẫn trẻ che miệng và mũi khi hắt hơi, ho.

 

             Duyệt của BGH                                       Diên Phước, ngày 01  tháng 02 năm 2021                                                                                                                                                                                                                              

                                                                                Nhân viên y tế                             

 

 

                                                                               Trần Thị Thiện Bài

 
 Hình ảnh
  
 Tìm kiếm

  
 Thông báo
  
 Lượt truy cập
  
Địa chỉ: Xã Diên Phước, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa
Điện thoại: (058) 058-3780345 Email: c2nhue.dk@khanhhoa.edu.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: Võ Quang Ân - Kỹ thuật: Lê Xuân Vỹ
Hỗ trợ kinh phí xây dựng trang Web: Hội Cha mẹ học sinh trường THCS Nguyễn Huệ
Thiết kế bởi CenIT