Liên hệ web
  
Câu hỏi ngữ văn lớp 9

                 

CÂU HỎI BÀI TẬP NGỮ VĂN 9                  

                                   PHẦN A: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP:
Bài 27:
 I. Trắc nghiệm khách quan:
Câu 1. Truyện ngắn “ Bến quê” của tác giả:
A. Kim Lân                                  B. Nguyễn Thành Long
C. Nguyễn Minh Châu                 D. Nguyễn Quang Sáng.
Câu 2. Truyện có giá trị thức tỉnh sự trân trọng giá trị của cuộc sống gia đình và những vẻ đẹp của quê hương là:
A. Bến quê                                    B. Lặng lẽ SaPa
C. Làng                                         D. Chiếc lược ngà
Câu 3. Ý nào không nói đến nghệ thuật của truyện ngắn “Bến quê”:
A. Lựa chọn người kể ở ngôi thứ ba.
B. Sáng tạo trong việc tạo nên tình huống của truyện nghịch lí.
C. Xây dựng những hình ảnh mang nghĩa biểu tượng.
D. Miêu tả tâm lí nhân vật.
Câu 4. Truyện ngắn “ Bến quê” của Nguyễn Minh Châu được sáng tác trong giai đoạn:
A. 1945-1954                                          B. 1954- 1964
C. 1964- 1975                                          D. Sau 1975
Câu 5. Hình ảnh cậu con trai Nhĩ ( truyện ngắn “ Bến quê” ) sa vào đám phá cờ thế có ý nghĩa:
A. Sự chùng chình, vòng vèo trên đời mà người ta khó tránh khỏi.
B. Sự sống của nhân vật Nhĩ đã ở vào những ngày cuối cùng.
C. Muốn thức tỉnh mọi người về những cái vòng vèo, chùng chình mà chúng ta đang sa vào trên đường đời.
D. Vẻ đẹp của đời sống trong những cái gần gũi, bình dị, thân thuộc.
Câu 6. Điền vào chỗ trống nội dung cho phù hợp:
 Nguyễn Minh Châu là một trong số những người “…………………………………..
…………………………………” ( Nguyên Ngọc) trong chặng mở đầu của công cuộc đổi mới văn học.
Câu 7. Điền vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm:
Khởi ngữ là thành phần đứng ……chủ ngữ nêu………………………trong câu.
Câu 8. Thành phần biệt lập đã học gồm những thành phần:
A. Tình thái, phụ chú, gọi đáp, khởi ngữ.
B.  Khởi ngữ, tình thái, gọi đáp, cảm thán.
C. Tình thái, gọi đáp, phụ chú, cảm thán.
D. Gọi đáp, phụ chú, cảm thán, khởi ngữ.
Câu 9. “ Các bạn ơi, hãy cố gắng lên gần thi rồi.” là câu có thành phần:
A. Gọi đáp                  B. Tình thái                   C. Phụ chú                       D. Cảm thán
Câu 10. Thành phần biệt lập là thành phần không tham gia vào việc tạo nghĩa sự việc của câu:
A. Đúng                                                B. Sai
Câu 11.  Trăng là cái liềm vàng giữa đồng sao. Trăng là cái đĩa bạc trên tấm thảm nhung da trời.
 Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết:
A. Phép thế, phép lặp, phép nối.
B. Phép lặp, phép liên tưởng.
C. Phép liên tưởng, phép thế.
D. Phép lặp, phép thế, phép liên tưởng.
Câu 12. Hàm ý là:
A. Phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ trong câu.
B. Phần thông báo không được diễn đạt trực tiếp từ những từ ngữ trong câu những có thể suy ra từ những từ ngữ đó.
C. Phần miêu tả sự vật, sự việc được nói đến trong câu.
D. phần không tham gia vào việc tạo nghĩa sự việc của câu.
Câu 13. Lớp trưởng đang nói, nhưng mọi sốt ruột tỏ ý muốn về. Lớp trưởng liếc đồng hồ của mình và nói:
- Bây giờ mới 11 giờ thôi.
 Câu nói đó có hàm ý:
A. Đã muộn lắm rồi, có thể nghỉ.
B. Còn sớm lắm, tôi vẫn tiếp tục.
C. Tôi sẽ ngừng nói bây giờ.
D. Tôi sẽ kết thúc cuộc họp.
Câu 14. Liên kết chủ đề là:
A. Các câu hướng về chủ đề của đoạn văn, các đoạn hướng về chủ đề chung của văn bản.
B. Các câu, các đoạn được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
C. Các câu, các đoạn phải liên kết về nội dung và hình thức.
Câu 15. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là:
A. Nêu tình cảm của mình với tác giả đoạn thơ, bài thơ.
B. Trình bày những thông tin liên qua đến đoạn thơ, bài thơ.
C. Trình bày những cảm nhận, đánh giá về đoạn thơ, bài thơ.
D. Kể lại trình tự diễn biến các sự việc trong đoạn thơ, bài thơ.
Câu 16.Viết bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần sử dụng những phương thức biểu đạt:
A. Biểu cảm kết hợp với tự sự.
B. Thuyết minh kết hợp với biểu cảm.
C. Miêu tả kết hợp với biểu cảm.
D. Nghị luận kết hợp với các phương thức khác.
Câu 17. Ý nào không nói đến khi viết phần thân bài của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
A. Phân tích nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
B. Giới thiệu chung về tác giả của đoạn thơ, bài thơ.
C. Nêu cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
D. Đánh giá những nét độc đáo của đoạn thơ, bài thơ.


II. Tự luận:
Câu 1: Em hãy phân tích những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng trong truyện ngắn “ Bến quê” của Nguyễn Minh Châu?
Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn chứng minh “ Bến quê” thể hiện những tìm tòi quan trọng về tư tưởng và nghệ thuật góp phần đổi mới văn học nước nhà từ những năm 80 của thế kỉ XX đến nay?
Câu 3: Những đặc sắc về nghệ thuật của truyện ngắn “ Bến quê” ?
Câu 4: Nguyễn Minh Châu muốn gởi gắm những tư tưởng, tình cảm gì qua truyện ngắn
“ Bến quê”?
Câu 5: Các câu trong đoạn văn sau đã liên kết với nhau chưa? Vì sao?
 Gần đây cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị và lành mạnh như trước nữa. Có bạn mặc chỉ một kiểu áo không thay đổi gì cả. Thật là thiếu phong cách hiện đại. Nhà trường đang phát động ủng hộ đồng bào thiên tai.
Câu 6: Viết một đoạn văn có sử dụng một trong số các thành phần biệt lập đã học?
Câu 7: Lập dàn ý phân tích bài thơ “ Sang thu” của Hữu Thỉnh?
Câu 8: Viết đoạn văn trình bày luận điểm “ Sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước cảnh đất trời sang thu?( Sang Thu- Hữu Thỉnh).

 PHẦN B. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI:
Bài 27:
I. Trắc nghiệm khách quan:

Câu       1  2  3  4  5  6  7  8  9 10 11 12 13 14 15 16 17
Đáp án  C A  D D A          C A A  B   B  B   A  C   D  B
Câu 6: “ mở đường tinh anh và tài năng, đã đi được xa nhất.”
Câu 7: …. trước….đề tài được nói đến…

II. Tự luận:
Câu 1: Những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng trong truyện ngắn “ Bến quê”:
- Hình ảnh bãi bồi, bến sông và toàn bộ khung cảnh thiên nhiên đó là vẻ đẹp của đời sống- vẻ đẹp của quê hương xứ sở.
- Những bông hoa bằng lăng cuối màu sắc như đậm hơn, tiếng những tảng đất lở ở bờ sông bên này, khi cơn lũ đầu nguồn đã dồn về, đổ ụp vào trong giấc ngủ của Nhĩ lúc gần sáng sự sống của nhân vật Nhĩ đã ở vào những ngày cuối cùng.
- Đứa con trai Nhĩ sa vào đám chơi cờ thế trên lề đường sự chùng chình, vòng vèo mà trên đường đời người ta khó tránh khỏi.

Câu 2: Học sinh chứng minh cần đảm bảo những ý sau:
 * Về tư tưởng:
- Nhân vật Nhĩ có điều kiện khắp nơi trên thế giới nhưng bến quê của mình anh không hề đặt chân đến, cũng như với vợ anh chưa hề nhìn thấy sự hy sinh của vợ. Cuối đời anh mới thức tỉnh nhận ra vẻ đẹp nơi bến quê và sự hy sinh thầm lặng của vợ nhưng cũng là lúc anh sống những ngày cuối cùng của cuộc đời Sự thức tỉnh ấy có xen niềm ân hận và nỗi xót xa.
=> Truyện giàu tính triết lí,thấm đẫm chất nhân văn.
* Về nghệ thuật:
-  Xây dựng tình huống truyện nghịch lí.
- Những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng.
Câu 3: Những đặc sắc về nghệ thuật ( có phân tích ).  
-  Xây dựng tình huống truyện nghịch lí.
- Những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng.
Câu 4: Qua truyện “ Bến quê” Nguyễn Minh Châu muốn gởi gắm những tư tưởng và tình cảm:
- Hãy tránh xa những cái chùng chình vòng vèo trên đường đời.
- Thức tỉnh ở mỗi người sự trân trọng giá trị của cuộc sống gia đình và những vẻ đẹp bình dị của quê hương.
Câu 5: ( H dựa vào liên kết nội dung và liên kết hình thức để giải thích).
Câu 6: ( H tự làm)
Câu 7: H có thể lập dàn ý theo các luận điểm sau:
                                                  Gợi ý:
Luận điểm 1: Sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước cảnh đất trời sang thu:
- Cảm nhận với tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng ( bỗng, hình như ).
- Cảm nhận bằng nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan:
 + bắt đầu bằng hương ổi
 + Hình ảnh của sự chuyển mùa: sương chùng chình, sông dềng dàng, chim vội vã, đám mây vắt nửa mình sang thu, vẫn còn nắng, vơi mưa, bớt sấm.
 Sự cảm nhận tinh tế, Hữu Thỉnh đã nhận ra sự chuyển mùa nhẹ nhàng, rõ rệt.
Luận điểm 2: Sự suy ngẫm của nhà thơ:
- Phân tích nghĩa thực và nghĩa ẩn dụ:
+ Thực: sang thu bớt đi những tiếng sấm, hàng cây đứng tuổi không cong bất ngờ vì tiếng sấm nữa.
+ Từ nghĩa thực nhà thơ đã liên tưởng: con người từng trải sẽ vững vàng hơn trước những sóng gió của cuộc đời.
Câu 8: (H dựa vào dàn ý trên để viết thành đoạn văn trình bày luận điểm 1).

 PHẦN A:  CÂU HỎI BÀI TẬP NGỮ VĂN 9- BÀI 28

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:
Câu 1:  Tác phẩm được viết năm 1971- viết về những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn là:
       A.  Những ngôi sao xa xôi        B.  Lặng lẽ SaPa
       C.  Chiếc lược ngà        D.  Bến quê
Câu 2:  Là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Với ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, sắc sảo đặc biệt là tâm lí nhân vật phụ nữ:
       A.  Nguyễn Minh Châu        B.  Nguyễn Thành Long
      C.  Lê Minh Khuê        D.  Nguyễn Quang Sáng
Câu 3:  Truyện ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của những thanh niên xung phong trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt thời chống Mĩ cứu nước là:
       A.  Làng        B.  Lặng lẽ SaPa
       C.  Những ngôi sao xa xôi        D.  Bến quê
Câu 4:  Cô gái duyên dáng, tâm hồn trẻ trung, lãng mạn, dũng cảm và gắn bó với đồng đội trong tác phẩm" Những ngôi sao xa xôi" là:
      A.  Chị Thao        B.  Nho
      C.  Phương Định        D.  Người lính lái xe.
Câu 5:  Truyện " Những ngôi sao xa xôi" lựa chọn người kể chuyện là:
        A.  Nhân vật trong truyện.        B.  Tác giả
       C.  Người kể giấu mặt        D.  Người kể nhập vai vào nhân vật.
Câu 6: Những ngôi sao xa xôi của tác giả:
       A. Nguyễn Minh Châu                                           B. Lê Minh Khuê
       C. Nguyễn Thành Long                                          D. Nguyễn Quang Sáng
Câu 7: Tình huống cần viết biên bản là:
A. Nguyện vọng và đề nghị của lớp đến thầy Hiệu trưởng.
B. Một nhóm học sinh tự ý tổ chức đi tham quan, không xin phép cô giáo chủ nhiệm.
C. Diễn biến và kết quả của Đại hội chi đội.
D. Hai bên thoả thuận với nhau về việc thuê nhà.
Câu 8: Biên bản là:
A. Loại văn bản ghi chép một cách trung thực, chính xác, đầy đủ sự việc đang xảy ra hoặc vừa mới xảy ra.
B. Loại văn bản có tính chất pháp lí ghi lại nội dung thoả thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ , quyền lợi giữa hai bên nhằm thực hiện đúng thoả thuận đã cam kết.
C. Là loại văn bản trình bày các sự việc xảy ra có gây hậu quả cần xem xét.
D. Là văn bản truyền đạt những thông tin cụ thể từ phía cơ quan, đoàn thể… cho những người dưới quyền biết để thực hiện hây tham gia.
Câu 9: Gia đình em bị mất một số tài sản. Sau đó, có báo cho cơ quan công an. Vậy cơ quan công an sẽ làm loại văn bản:
A. Tường trình.
B.  Báo cáo.
C.  Biên bản.
D. Thông báo.
PHẦN II. TỰ LUẬN
Câu 1. Ý nghĩa nhan đề Những ngôi sao xa xôi?
Câu 2. Phân tích nhân vật Phương Định?
Câu 3. Vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong bài Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật?
Câu 4. Thành công về nghệ thuật của truyện Những ngôi sao xa xôi?
Câu 5. Bố cục của biên bản?
Câu 6. Hãy viết biên bản sinh hoạt lớp cuối tuầm của lớp em?

                      PHẦN B: HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI- BÀI 28

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:

CÂU          1 2  3  4  5 6  7  8 9
ĐÁP ÁN:  A C C C A B C A C

PHẦN II: TỰ LUẬN
Câu 1: Ý nghĩa nhan đề Những ngôi sao xa xôi:
- Ngôi sao: gợi hình ảnh đẹp, sáng, lấp lánh trên bầu trời.
                Liên tưởng đến vẻ đẹp trong sáng trong tâm hồn của những cô gái trẻ thanh niên xung phong trên tuýên đường Trường Sơn những năm đánh Mĩ: dũng cảm, hồn nhiên, yêu đời, lãng mạn, giàu tình cảm…Có thể xa chúng ta về thời gian và không gian nhưng tâm hồn sáng trong của họ vẫn mãi như những ngôi sao kia toả sáng bất tận.
Câu 2: Cần tập trung đi sâu vào phân tích nhân vật Phương Định qua: hành động, lời nói, suy nghĩ đặc biệt qua diễn biến tâm trạng của nhân vật ở các sự việc:
- Khi Phương Định ở trong hang chờ Nho và Thao đi phá bom về.
- Khi Phương định phá bom.
- Khi cơn mưa đã bất ngờ ào đến.
 Vẻ đẹp tâm hồn của cô gái Hà Nội: duyên dáng, tâm hồn trẻ trung, lãng mạn, dũng cảm và có tinh thần đồng đội.
Câu 3: Vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam:
- Dũng cảm, bất chấp khó khăn, sẵn sàng hy sinh tính mạng của mình để hoàn thành nhiệm vụ.
- Có tình đồng đội.
- Tràn đầy nhiệt huyết.
- Lạc quan, yêu đời.
 Là hình ảnh thế hệ Trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước- là những người “ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
                     Mà lòng phơi phới dậy tương lai”.
Câu 4: Thành công về nghệ thuật truyện Những ngôi sao xa xôi:
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất- người kể chuyện đồng thời là nhân vật trong truyện.
- Miêt tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật.
- Có lời trần thuật, lời đối thoại tự nhiên.
Câu 5: Bố cục của biên bản: 3 phần:
- Phần mở đầu.
- Phần nội dung.
- Phần kết thúc.
Câu 6: (Học sinh viết biên bản đảm bảo đủ ba phần)

 
 Hình ảnh
  
 Tìm kiếm

  
 Thông báo
  
 Lượt truy cập
  
Địa chỉ: Xã Diên Phước, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa
Điện thoại: (058) 058-3780345 Email: c2nhue.dk@khanhhoa.edu.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: Võ Quang Ân - Kỹ thuật: Lê Xuân Vỹ
Hỗ trợ kinh phí xây dựng trang Web: Hội Cha mẹ học sinh trường THCS Nguyễn Huệ
Thiết kế bởi CenIT