Liên hệ web
  
“Anh Mạnh ạ, giáo dục rất đơn giản”
GS Hồ Ngọc Đại nói với nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh: “Anh Mạnh ạ, giáo dục rất đơn giản. Chỉ có mấy chữ, anh với tôi chia nhau. Có 4 chữ: Anh là “Ai cũng được học”. Còn tôi là “Ai cũng học được”.
 >> Diễn đàn đầu tiên về khoa học sư phạm

GS Hồ Ngọc Đại nhắc lại chuyện này tại hội thảo “Khoa học sư phạm trong chiến lược phát triển giáo viên - Yếu tố căn bản đổi mới giáo dục Việt Nam” diễn ra ngày 28/12.
 

 
Câu chuyện của GS Hồ Ngọc Đại: Chỉ là 8% với cô, nhưng là 100% với cuộc đời học sinh

Tôi chỉ nói về học sinh thế kỷ 21.

Tất cả trẻ em sinh năm 2001, đến năm 2007 vào lớp 1, năm 2019 đi bầu đại biểu quốc hội. Là người Việt Nam đều phải vào một nhà trường. Ngày trước, chỉ có 5% đi học. Nếu các em thi đỗ, trượt, học hay, học dở thì có 95% nuôi sống. Bây giờ 100% đi học, ai nuôi?

Số mệnh của đất nước phụ thuộc vào giáo dục. Nền giáo dục như thế nào, đất nước sẽ như thế ấy.

Nếu 5% dân cư đi học, có thể trượt đỗ bao nhiêu cũng được, không quan trọng gì cả. Cuộc sống vẫn tồn tại vì 95% vẫn nuôi sống. Bây giờ 100% dân cư đi học mà giáo dục lại làm phập phù, thì sẽ như thế nào? Đó là vô trách nhiệm.

Có một lần tôi đi đến một huyện, có một cô giáo bảo tôi: “Chưa bao giờ có kết quả lạ lùng như thế này: 92% học sinh giỏi và khá.”

Tôi hỏi: Thế 8% kia cô bằng lòng à? 8% đối với cô nhưng là 100% đối với học sinh, 100% đối với gia đình học sinh, đối với dòng họ học sinh. Cô cứ thản nhiên như không, chỉ quan tâm đến 92% kia, còn 8% lờ đi. Cô giáo cứ nghĩ càng lâu lại...càng khóc.

Nói như vậy, để biết chúng ta bước qua một nền giáo dục theo nguyên lý hoàn toàn khác. Nguyên lý của tôi khác với người từng nói: Có 5 cái, anh gạt bỏ 2-3 cái cũng được. Nhưng nguyên lý của tôi là không gạt bỏ cái nào cả.
 
Theo Nguyễn Hường
VietNamNet
Cho rằng chủ đề của hội thảo rất quan trọng, ông kiên nhẫn ngồi lắng nghe những tham luận phải nói là dài hơi của các nhà khoa học về giáo dục.

Hơn 11 giờ trưa, GS Hồ Ngọc Đại được mời phát biểu. Khi đứng giữa hội thảo về khoa học sư phạm, lĩnh vực mà ông đã dành cả cuộc đời “chịu thua tất cả chỉ để được công nghệ giáo dục”, ông vẫn nhắc lại lời từng nói trong cuốn sách xuất bản năm 1983, ngay trang đầu tiên của mục 1, chương 1, phần thứ nhất, ở dòng đầu tiên: “Hiện nay còn chưa có trường sư phạm.”

Sau 20 năm, ông vẫn nhắc lại điều đó và nói thêm, mình yêu trường sư phạm những cũng chính vì thế mà giận nó.

GS nhắc nhở: “Chúng ta cần phải quan tâm đến nghiệp vụ sư phạm hiện đại. Đó là sứ mệnh của Viện Khoa học giáo dục, Viện khoa học sư phạm.”

Tất cả các nhà khoa học giáo dục tại hội thảo đều chung suy nghĩ: sự phát triển của khoa học sư phạm như hội thảo đang bàn đến là tiền đề của chất lượng giáo viên.

Nguyên phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình có mặt trong hội thảo chia sẻ:

“Chất lượng giáo dục, đặc biệt là ở giáo dục phổ thông, không thể vượt qua chất lượng đội ngũ giáo viên. Mà chất lượng giáo viên, theo tôi, những người phụ trách công tác người thầy phải có trách nhiệm to lớn.”

Tuy nhiên, trong thực tế, khoa học sư phạm vẫn đang phải loay hoay khẳng định lại vị trí của mình khi toàn ngành giáo dục đang sôi sục với công cuộc đổi mới giáo dục.

Sự ngược đời đó là có thật, như PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ, Viện khoa học xã hội- ĐHSP Hà Nội nói:“Trong các trường sư phạm còn coi trọng khoa học cơ bản hơn khoa học sư phạm, môn Giáo dục học bị coi là môn học hạng hai.”

“Những nội dung của khoa học sư phạm như Tâm lý học, khoa học giáo dục, nhân văn, nghiệp vụ sư phạm còn chưa có tỷ trọng thích đáng trong chương trình đào tạo.”- Lời nguyên phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình.

Từ trong nhận thức, ngay giữa yêu cầu đổi mới giáo dục, khoa học sư phạm còn chưa được coi trọng như vậy nên kinh phí đầu tư còn thấp, số lượng người ít ỏi. Vì thế, trường sư phạm dường như vẫn chưa thoát khỏi nhận xét của GS Hồ Ngọc Đại từ 20 năm về trước. Điều này được chính Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển chỉ ra:

“Chúng ta có viện, có trung tâm, có các nhà nghiên cứu nhưng kết quả cứ đi đâu, không tạo thành sức mạnh chung của hệ thống sư phạm, không đưa ra những kiến nghị sát, mạnh mẽ cho nhà nước, cho Bộ GD-ĐT. Chúng ta nghiên cứu vấn đề gì? Chúng ta nên đưa ra các dự báo trước đề ngành chuẩn bị. Hiện nay, chúng ta vẫn làm những việc mà cơ quan quản lý đặt hàng nhiều hơn."

Như thế, bên cạnh việc chưa được đánh giá đúng vai trò, bản thân khoa học sư phạm-khoa học giáo dục còn cần xem lại hướng nghiên cứu, nội dung quan tâm của mình đã thực sự phù hợp? Vì thế, GS Hồ Ngọc Đại đã chia sẻ quan điểm về người thầy, đối tượng chính của khoa học sư phạm: “Thầy giáo hiện đại là người lao động sản xuất có nghiệp vụ sư phạm, như tất cả mọi người lao động. Và nghiệp vụ sư phạm hiện đại hoàn toàn khác với thời của Khổng Tử.”

Nghiệp vụ sư phạm đó, như lần nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đến thăm, ông đã nói:

“Anh Mạnh ạ, giáo dục rất đơn giản. Chỉ có mấy chữ anh với tôi chia nhau. Có 4 chữ: Anh là “Ai cũng được học”. Còn tôi là “Ai cũng học được”. Đi học mà không học được thì đi làm gì? Cho nên, đã đi học thì phải học được và việc đó là việc của nghiệp vụ sư phạm. Nghiệp vụ sư phạm phải xử lý, ai đã đi học thì phải học được.”


Một viện nghiên cứu sư phạm là một tư tưởng khoa học, một hướng đi khoa học, một cách làm khoa học - GS Đại kết luận.
GS Hồ Ngọc Đại phát biểu tại hội thảo.
 
 Hình ảnh
  
 Tìm kiếm

  
 Thông báo
  
 Lượt truy cập
  
Địa chỉ: Xã Diên Phước, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa
Điện thoại: (058) 058-3780345 Email: c2nhue.dk@khanhhoa.edu.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: Võ Quang Ân - Kỹ thuật: Lê Xuân Vỹ
Hỗ trợ kinh phí xây dựng trang Web: Hội Cha mẹ học sinh trường THCS Nguyễn Huệ
Thiết kế bởi CenIT